Bệnh á sừng có nguy hiểm không?

Á sừng là một trong nhiều bệnh ngoài da có tỉ lệ khá cao ở nước ta. Mặc dù vậy, nhiều bệnh nhân vẫn chưa nắm rõ bệnh á sừng có nguy hiểm không? Cần phải làm gì khi mắc bệnh á sừng? Sự thiếu thông tin về bệnh á sừng là một trong những lí do khiến cho căn bệnh này tiến triển xấu 

Thắc mắc của bạn đọc T, N (Quảng Ngãi):”Thưa bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi là bệnh á sừng có nguy hiểm không ạ? Em tự dưng thấy ngứa ngáy khó chịu ở các kẽ ngón chân, em có ra nhà thuốc tây thì họ bảo có thể là bị bệnh á sừng. Bệnh này có nguy hiểm không bác sĩ, em nên làm thế nào bây giờ ạ?”

bệnh á sừng có nguy hiểm không
Bệnh á sừng có nguy hiểm không? Giải đáp thắc mắc

Bệnh á sừng có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh á sừng đều thắc mắc căn bệnh này có nguy hiểm không? Về cơ bản, bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là căn bệnh ngoài da không nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, người mắc phải căn bệnh này cũng gặp rất nhiều vấn đề ngoài da, gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt, cuộc sống. Những ảnh hưởng thường gặp nhất của bệnh á sừng gồm có:

  • Da bị khô ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, gót chân.
  • Các vị trí da bị khô có thể bong tróc thành từng mảng.
  • Sau một thời gian bị khô và bong da, các vị trí vùng da bị á sừng cũng bị nứt nẻ.

Chính những ảnh hưởng này sẽ khiến cho bệnh nhân gặp nhiều vấn đề về mặt thẩm mỹ. Từ đó kéo theo rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong công việc, sinh hoạt và cuộc sống. Do đó mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh á sừng vẫn được các bác sĩ khuyên nên thăm khám và điều trị sớm để tránh tình trạng bệnh tiến triển xấu hay tái đi tái lại ảnh hưởng đến sức khỏe.

điều trị á sừng kết hợp các phương pháp chăm sóc da
Chú ý điều trị sớm kết hợp các phương pháp chăm sóc da

Làm gì khi mắc bệnh á sừng

Khi mắc bệnh á sừng, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề trong thăm khám, điều trị và dự phòng để sớm cải thiện tình trạng bệnh. Trong đó, có một số yếu tố bạn cần đặc biệt chú ý như:

1. Thăm khám và điều trị sớm

Việc điều trị á sừng ngoài da cũng áp dụng một số nhóm thuốc đặc hiệu tương tự như điều trị một số bệnh da liễu khác. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị dạng bôi ngoài da. Một số thuốc chữa bệnh á sừng thường được chỉ định sử dụng gồm có:

  • Nhóm thuốc corticoid gentrinone.
  • Nhóm thuốc corticoid fucicort.
  • Nhóm thuốc acid salycilic.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các nhóm thuốc kháng sinh (trong những trường hợp nhiễm khuẩn ngoài da), một số loại thuốc giảm đau.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh á sừng cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị tùy tiện, tự ý dùng các loại thuốc điều trị để tránh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cũng như những biến chứng không mong muốn.

2. Vệ sinh đúng cách

Song song với việc điều trị sớm, áp dụng các biện pháp vệ sinh đúng cách rất quan trọng với bất kỳ bệnh ngoài da nào. Khi mắc bệnh á sừng, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề về vệ sinh như sau:

  • Vệ sinh thường xuyên, mỗi ngày.
  • Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da dịu nhẹ, tránh các sản phẩm tính tẩy cao, nhiều chất tạo mùi để hạn chế kích ứng.
  • Giữ cho da khô thoáng sau khi tắm, lau khô với khăn mềm và mặc quần áo sạch thoáng.
  • Có thể kết hợp các biện pháp giữ ẩm da theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

Để hạn chế tình trạng bệnh á sừng tiến triển nặng hơn, trong sinh hoạt, cuộc sống, bạn cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt, bao gồm:

  • Không bóc, gỡ, cào hay chà xát vào vị trí vùng da bị á sừng. Những tác động nành có thể giúp bạn bớt ngứa ngáy, khó chịu nhưng thường để lại sẹo ngoài da, gây tổn thương, làm cho bệnh khó lành và tiến triển dai dẳng, kéo dài, tái đi tái lại.
  • Chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau quả, trái cây, rau xanh để cung cấp cho cơ thể các vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E,…
  • Mặc các trang phục thoáng mát, nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh các trang phục dày, thô cứng dễ làm xây xát da.

Có thể khẳng định á sừng là bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong điều trị bệnh á sừng, bạn cũng cần chú ý thăm khám sớm, thực hiện đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đồng thời cần kết hợp thêm những biện pháp vệ sinh, những điều chỉnh trong chế độ sinh hoạt để có được kết quả điều trị tốt nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Một số vấn đề cần biết về bệnh á sừng:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn