Bệnh á sừng ở trẻ điều trị như thế nào?

Thưa bác sĩ, tôi không biết là bệnh á sừng ở trẻ điều trị như thế nào cho hiệu quả ạ? Con tôi mới 7 tuổi, dạo gần đay tôi thấy gót chân bé có biểu hiện khô nứt, chảy máu. Nhìn phần gót chân thì thấy vết nứt sâu, bé nói rất ngứa nên hay gãi. Tôi có dẫn bé ra nhà thuốc tây thì cô bán thuốc bảo bị bệnh á sừng, mua thuốc về bôi. Từ hôm bôi thuốc đến nay là 2 tuần mà tôi không thấy bé khỏi bệnh, tôi rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp bệnh á sừng ở trẻ điều trị như thế nào cho hiệu quả, tôi xin cảm ơn! (Lê Thị Hậu, Bình Định)

benh-a-sung-o-tre-dieu-tri-nhu-the-nao

Bác sĩ tư vấn:

Chào bạn! Á sừng hay còn gọi là bệnh ermatitis plantaris sicca, là một dạng của bệnh viêm da cơ địa, thường khư trú ở gót chân, đầu ngón tay, lòng bàn tay chân làm khô nứt da, chảy máu. Tuy á sừng không phải là bệnh gây nguy hiểm tính mạng nhưng khiến người bệnh tự ti, mặc cảm và cực kỳ mất thẩm mỹ trên da. Vì thế, á sừng nên được sớm chữa trị, tránh để bệnh biến chứng thành mãn tính.

Bạn Hậu thân mến! Thắc mắc của bạn là bệnh á sừng ở trẻ điều trị như thế nào cho tốt. Trước tiên, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu gần nhất để chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sau đó bác sĩ mới có thể kê đơn thuốc bôi, thuốc uống phù hợp với bệnh trạng và sức khỏe của trẻ. Bệnh của trẻ đã qua 2 tuần không giảm thì không nên để kéo dài thêm, phải chữa trị càng sớm càng tốt.

Song song với chế độ điều trị theo toa bác sĩ, bạn cũng cần chăm sóc trẻ tốt hơn để bệnh á sừng mau khỏi. Chế độ chăm sóc như sau:

  • Cắt móng tay cho trẻ thật gọn gàng, khuyên trẻ không nên gãi, gỡ, chà xát lên các mảng da bị tổn thương do á sừng. Gãi nhiều sẽ làm bệnh lở loét nghiêm trọng, khả năng bội nhiễm và viêm da nhiễm trùng rất cao.
  • Dọn dẹp nơi ở của gia đình thật sạch sẽ, nhất là nơi ở của trẻ phải dọn ngăn nắp, gọn gàng, lau chùi bụi bặm. Các vật dụng bằng vải (quần áo, chăn màn, khăn tắm,..) của trẻ phải được giặt sạch và phơi khô ráo dưới nắng mặt trời.
  • Vệ sinh da cho trẻ mỗi ngày sạch sẽ, không nên vì thấy bị bệnh ngoài da mà kiêng tắm, đây là một quan niệm sai lầm tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Mỗi ngày, vệ sinh tắm cho trẻ 1 lần, rửa tay chân sạch sẽ 2-3 lần, không cho trẻ chơi các trò nghịch bẩn trong thời gian này,
  • Giữ cho da trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ, tắm xong thì lau không người và mặc quần áo sạch thoáng.
  • Tăng cường cho ăn rau xanh, trái cây, các loại củ và ngũ cốc như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, bí đỏ,…Bổ sung đủ vitamin A, C, D, E giúp tái tạo lớp sừng có chất lượng hơn, bệnh sẽ mau khỏi.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tư ý dùng kết hợp thuốc đông y, thuốc nam, tây y khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm, tốt nhất là nên chọn loại có xuất xứ thiên nhiên, an toàn cho da nhạy cảm.

Bệnh của trẻ sẽ khỏi nhanh nếu điều trị đúng cách, bạn không cần quá lo lắng, thân ái!

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn