Hỏi đáp: Bệnh á sừng có chữa được không?

Hỏi đáp: Bệnh á sừng có chữa được không? Hôm nay chuyên gia benhmedaymanngua.com sẽ giải đáp thắc mắc của đọc giả về vấn đề này.

Câu hỏi bạ n đọc:

Chào bác sĩ! Em là Thảo, em muối hỏi bác sĩ là bệnh á sừng có chữa được không ạ? Cách đây vài hôm em thấy da tay em rất ngứa, nứt ra rồi chảy máu. Em ra nhà thuốc tây hỏi thì cô dược sĩ bảo có thể em bị bệnh á sừng, bán cho thuốc về bôi. Em đã bôi thuốc vài ngày và chưa thấy khỏi, em giờ ngại nắm tay với cả bạn trai nữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp cho em là bệnh á sừng có chữa được không? Em nên làm sao bây giờ ạ? (Thảo, Nghệ An).

hoi-dap-benh-a-sung-co-chua-duoc-khong1

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn! Bệnh á sừng là bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là bệnh ngoài da phổ biến của người Việt Nam. Á sừng hay khư trú ở các đầu ngón tay chân, lòng bàn tay chân, gót chân, kẽ ngón. Da bị á sừng bong ra, khô ráp, nứt nẻ khiến người bệnh đau đớn, ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh á sừng là do tiếp xúc hóa chất, nước bẩn, vệ sinh da không sạch,… Ngoài ra, di truyền cũng là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh á sừng.

Bệnh á sừng có chữa được không?

Bạn Thảo thân mến! Bệnh á sừng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu dùng đúng thuốc, chăm sóc da đúng cách, ăn uống đủ chất. Để bệnh mau chuyển biến tốt, bạn cần đến các cơ sở y tế lớn hoặc bệnh viện có chuyên khoa da liễu để khám chữa bệnh.

Nhiều khả năng loại thuốc đang bôi không có tác dụng với cơ địa của bạn, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán, tư vấn dùng đúng thuốc, đúng bệnh.

Lời khuyên dành cho bạn

hoi-dap-benh-a-sung-co-chua-duoc-khong

Tuyệt đối không được gãi, gỡ, cọ xát mạnh lên da đang bị tổn thương do á sừng. Việc gãi, gỡ các mảng da sẽ làm giảm ngứa tức thì nhưng để lại nhiều thương tổn trên da, bệnh khó lành, sau khi lành dễ để lại sẹo.

Hạn chế tiếp xúc với nước, nên dùng nước sạch trong sinh hoạt để đảm bảo da không bị vi khuẩn tấn công. Mỗi ngày bạn nên tắm rửa bằng nước ấm, ngoài ra các khoảng thời gian khác cần hạn chế cho chỗ da bị á sừng đụng nước. Tránh dùng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh.

Giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông da bị á sừng thường bong tróc, nứt toác, chảy máu. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, lau khô ráo thì bôi lên da 1 lớp kem dưỡng ẩm. Bạn có thể tham khảo các loại kem dưỡng ẩm phù hợp từ bác sĩ điều trị.

Ăn uống bổ sung thêm hoa quả tươi, rau xanh, nhất là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E, A, C, D,…Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng trên da (trứng, sữa, xúc xích, dăm bông, thịt đỏ,…)

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn