Bệnh chàm ứ đọng là gì ? Chữa như thế nào ?

Bệnh chàm ứ đọng là một biến thể của bệnh chàm, thường xuất hiện ở người tuổi trung niên và cao tuổi do các vấn đề về tuần hoàn máu, gây áp lực và khiến máu rỉ ra khỏi tĩnh mạch, đi vào da và gây bệnh.Tìm hiểu các thông tin sau đây sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và cách chữa trị bệnh chàm ứ đọng.

Bệnh chàm ứ đọng là gì ?

Bệnh chàm (ezema) là căn bệnh da liễu phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến người già. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm chủ yếu là do cơ địa dị ứng và các dị ứng nguyên trong môi trường. Chàm thể hiện ở nhiều giai đoạn và các thể bệnh khác nhau. Tùy theo mỗi thể bệnh mà nguyên nhân gây bệnh cũng có nhiều thay đổi. Trong đó, chàm ứ đọng là một biến thể của bệnh chàm, thường xuất hiện ở người tuổi trung niên và cao tuổi do các vấn đề về tuần hoàn máu.

Những người tuổi trung niên trở lên đang gặp tình trạng tuần hoàn tĩnh mạch kém hoặc có tiền sử suy van tĩnh mạch, gây áp lực và khiến máu rỉ ra khỏi tĩnh mạch, đi vào da và gây bệnh chàm ứ đọng. Biểu hiện của bệnh chàm ứ đọng là những đốm nhỏ, sần sùi, sưng phù, viêm đỏ da, gây đau và ngứa da ở vùng da xung quanh mắt cá chân. Nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến nứt da và gây vết loét nứt, chảy nước và nhiễm trùng.

Chữa bệnh chàm ứ đọng như thế nào ?

Bệnh chàm ứ đọng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, phổ biến nhất là hai phương pháp sau đây:

1/Chữa bệnh chàm ứ đọng bằng Y học hiện đại

Tùy theo giai đoạn bệnh mà người bệnh được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Cụ thể:

  • Giai đoạn nhẹ:

Dùng thuốc bôi làm mềm da và kem bôi như kem/thuốc mỡ Steroid, kem/lotion tạo độ nhờn cho da, kết hợp chườm ẩm để loại bỏ các vết mụn li ti.

Thuốc bôi làm mềm da giúp giảm mất nước qua da, ngăn ngừa khô da và giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy do bệnh chàm. Thuốc bôi làm mềm da có nhiều dạng như dạng mỡ dành cho da quá khô, dạng kem hay dung dịch dành cho chàm thể nhẹ và trung bình hoặc bệnh chàm tiết dịch. Tùy theo loại thuốc mà cách sử dụng cũng khác nhau, có loại được bôi trực tiếp lên da trong khi một số loại khác lại dùng như xà phòng hoặc pha với nước tắm. Trước khi sử dụng cho vùng da bệnh, bệnh nhân nên thử trước 1 lượng nhỏ để xem phản ứng của da, nếu không có biểu hiện gì bất thường thì mới sử dụng thường xuyên.

Các loại thuốc bôi/kem bôi Steroids được sử dụng trong những đợt bùng phát, da bị viêm. Thuốc steroids dạng bôi được chia thành các mức độ nhẹ –  trung bình – mạnh – rất mạnh. Tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh, mức độ nặng của bệnh và diện tích vùng cơ thể cần bôi mà được chỉ định loại phù hợp. Bệnh nhân chỉ thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ và đúng loại thuốc được chỉ định. Để tránh những tác dụng phục không mong muốn, người bệnh nên tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Giai đoạn nặng:

Trong trường hợp bệnh nặng, xuất hiện nhiễm trùng, bệnh nhân được chỉ định các loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, thuốc Steroids dạng uống. Steroids dạng uống được áp dụng trong những trường hợp rất nặng, khi Steroids dạng bôi không cho tác dụng hiệu quả.

Điều trị bệnh chàm ứ đọng cần kết hợp chăm sóc da hàng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

1/Chữa bệnh chàm ứ đọng bằng thuốc Nam

  • Bài thuốc uống:

Cách 1: Dùng cành dâu tằm, lá lốt hoặc ích mẫu, kinh giới với liều lượng bằng nhau đem rửa sạch và nấu nước uống hàng ngày.

Cách 2: Áp dụng bài thuốc Tứ vật đào hồng gia giảm bao gồm 20g sinh địa, 14g đương quy, 14g xích thược, 14g xuyên khung, 14g ý dĩ, 12g ngưu tất, 12g đào nhân, 12g thương truật, 12g thổ phục linh, 12g hoàng bá, 10g hồng hoa đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  • Bài thuốc dùng ngoài:

Dùng rau sam, hoàng bá hoặc sâm đại hành… sắc nước ngâm và rửa vết thương giúp làm mềm da, dưỡng da.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn