Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh eczema

Bài viết cung cấp thông tin nguyên nhân và triệu chứng của bệnh eczema để các bệnh nhân quan tâm được biết. Chàm eczema là một căn bệnh phổ biến, mỗi người cần tự cung cấp kiến thức để sớm phòng tránh căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm eczema

Nguyên nhân gây ra bệnh eczema vẫn chưa được các bác sĩ và các nhà khoa học công bố chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa đặc biệt, dị ứng với các chất mà người bình thường không có khả năng dị ứng.

Thông thường, bệnh do 2 nguyên nhân chính gây ra sau đây:

+ Nguyên nhân bên trong: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh do áp lực căng thẳng, rối loạn nội tiết (có thai, mãn kinh, người cao tuổi,…). Trong cơ thể có những chất đang chuyển hóa dở dang, chất đạm lạ.

+ Nguyên nhân bân ngoài: Dị ứng với các chất hóa học, thuốc trừ sâu bọ, thuốc bôi có chứa corticoid, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, cao su, thuốc nhuộm,….Những người có cơ địa mẩn cảm hơn có thể dị ứng với các đồ vật thông thường như quần áo vải len, lông chó mèo, phấn hoa,…

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Triệu chứng của bệnh eczema

Chàm eczema có thể phát triển ở mọi nơi trên cơ thể, có khi mọc đối xứng với nhau. Thông thường, bệnh trải qua các giai đoạn sau đây:

+ Khởi phát: Xuất hiện các nốt đỏ trên da, sau dó hình thành các mảng đỏ không rõ ranh giới.

+ Mọc mụn nước: Các nốt đỏ phát triển thành mụn nước, đường kính mụn thường vào 1-2mm, đỉnh mụn có màu trắng. Mụn dễ vỡ, có dịch bên trong và có mùi hơi tanh. Giai đoạn này bệnh nhân tuyệt đối không nên gãi làm vỡ mụn nước, dễ gây bội nhiễm trên da hoặc làm sưng hạch ở gần nơi bị chàm.

+ Đóng vảy tiết: Sau 1 thời gian mụn phát triển và tự vỡ (hoặc gãi vỡ), mụn đóngvảy tiết, khô ra và bong tróc da. Chỗ da sau khi bong tróc nhẵn bóng và có màu da sẫm hơn  các vùng da bình thường.

+ Giai đoạn liken hóa: Da tổn thương dày cộm lên, sẫm màu hơn và còn ngứa. Bệnh nhân không chữa trị sớm sẽ dễ chuyển thành chàm mãn tính, có thể tái phát nhiều lần gây trở ngại đến cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

Điều trị bệnh chàm eczema hiệu quả

Sau khi biết nguyên nhân và triệu chứng của bệnh eczema, bệnh nhân nên đến thăm khám và chữa trị ngay khi phát hiện bệnh, không nên để lâu bệnh chuyển thành mãn tính. Thông thường, bệnh được kê đơn chữa trị như sau:

+ Rửa da bị eczema bằng nước muối loãng mỗi ngày 1-2 lần để sạch khuẩn.

+ Dùng thuốc uống giảm ngứa Pheniramin, Phencrgan,…Thuốc uống giảm ngứa không gây tác dụng phụ làm buồn ngủ hay được sử dụng là Hismanal, Teldan, Clarityne, Triz,…

+ Thuốc bôi tại chỗ Eosinc, Castellani, Milian, Synalar,…

+ Bệnh nặng có thể dùng thêm thuốc kháng sinh theo toa thuốc bác sĩ như thuốc kháng sinh Dexamethason, Prednison, Erythromycin,….

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn