Hướng dẫn chữa bệnh eczema quanh hậu môn nhanh khỏi

Hướng dẫn chữa bệnh eczema quanh hậu môn nhanh khỏi cho bệnh nhân tham khảo chữa bệnh ngay! Chàm eczema sinh dục và xung quang vùng kín là bệnh chàm khó chữa nhất, chưa kể bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống và sinh hoạt. Nếu bị chàm quanh hậu môn thì có thể áp dụng một trong các cách chữa sau đây.

Eczema hậu môn là gì?

Bệnh chàm eczema quanh hậu môn là căn bệnh xuất hiện ở những người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng (hóa chất, thức ăn, thời tiết,…). Bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn khiến nhiều người mang tư tưởng ngần ngại, không muốn đến bệnh viện khám chữa bệnh.

Chàm eczema quanh hậu môn là bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Biểu hiện bệnh thường là có các mụn đỏ nổi xung quanh hậu môn, hậu môn ngứa rát, tấy đỏ, ẩm ướt. Eczema hậu môn nên được điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tái phát hoặc thành bệnh mãn tính.

Bạn biết chưa: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh eczema

Cách chữa bệnh eczema quanh hậu môn nhanh khỏi

Để chữa bệnh eczema quanh hậu môn nhanh khỏi, người bệnh cần tuân thủ các quy tắc điều trị sau đây:

Quy tắc 1: Điều trị theo toa bác sĩ

Khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh eczema quanh hậu môn, nến đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị. Bệnh cần được điều trị sớm theo từng trường hợp cụ thể, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên thực hiện điều trị như thế nào.

Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân thường được tiên thuốc giảm mẫn cảm. Nếu tổn thương đã chuyển qua khô và bong vảy thì dùng các chế phẩm bôi tránh nhiễm trùng, thuốc uống kháng viêm.

Bệnh đã chuyển sang mãn tính mới đi điều trị thì lượng thuốc phải tăng lên, kết hợp nhiều phương pháp. Vì thế, bệnh mãn tính chữa trị khó khăn hơn, lại vừa tốn kém nhiều hơn.

Bạn  nên tìm hiểu thêm: Cách điều trị bệnh eczema bằng đông y

 Quy tắc 2: Biết cách chăm sóc da hợp lý

Người bệnh chàm eczema quanh hậu môn thường khổ sở vì ngại không gãi được. Tuy nhiên, có thể gãi thì cũng không nên gãi, gỡ, chà xát lên vùng da chàm eczema vì dễ khiến chúng viêm nhiễm. Quanh hậu môn là khu vực thường xuyên bị nhiễm khuẩn, vì thế phải giữ vùng này sạch sẽ, khô thoáng.

Mỗi ngày, nên tắm rửa 1 lần và dùng nước muối loãng vệ sinh quanh hậu môn 1-2 lần. Mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng, rộng rãi để không chà xát làm tổn thương da.

Quy tắc 3: Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Muốn bệnh mau khỏi, người bệnh cần có chế độ ăn uống nhiều nước, rau xanh, trái cây chín, ngũ cốc,… Hạn chế chất kích thích, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn tanh, bánh kẹo, nước ngọt có gas,…

Người bệnh nên đi ngủ sớm, thức dậy sớm tập thể dục và giữ tâm trạng vui vẻ cho bệnh mau khỏi.

Bạn cần biết:  Bệnh eczema có chữa khỏi được không?

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn