Bệnh dày sừng nang lông có lây không?

Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da không hiếm gặp trong cuộc sống. Bất cứ vùng da nào có nang lông đều có thể bị dày sừng nang lông. Vậy bệnh dày sừng nang lông có lây không? Cần chuẩn bị những gì để đối phó với bệnh dày sừng nang lông?

dày sừng nang lông có lây không
Dày sừng nang lông có lây không? Làm gì để phòng ngừa dày sừng nang lông?

Bệnh dày sừng nang lông có lây không?

Bệnh dày sừng nang lông (Keratose pilaris) là một bệnh ngoài da đặc biệt chỉ xuất hiện ở những vùng da có nang lông, nang râu, nang tóc. Người bị dày sừng nang lông thường có lượng tăng tiết sừng nhiều trên da. Lượng sừng tăng tiết này sẽ bám lại quanh các nang lông, khiến cho da khó chịu, bị ngứa. Tình trạng bệnh dày sừng nang lông thường dễ bị nhầm lẫn với mụn ngoài da, mụn trứng cá.

Tùy theo mỗi quốc gia mà tình trạng dày sừng nang lông có thể có tỉ lệ khác nhau. Thông thường, bệnh dày sừng nang long thường có tỉ lệ từ 0,75% – 34% dân số. Trẻ em và thanh thiếu niên thường gặp phải dày sừng nang lông nhiều hơn các đối tượng khác. Với người cao tuổi, tỉ lệ dày sừng nang lông thường thấp hơn các nhóm tuổi khác do đây là độ tuổi mà các hoạt động tiết sừng trên da cũng giảm đáng kể.

Có thể khẳng định dày sừng nang lông không lây. Căn bệnh này tuy có nhiều nguyên nhân gây bệnh tuy nhiên chúng không hề lây nhiễm từ người sang người dù cho tiếp xúc gần. Do đó bạn không cần quá lo lắng trước căn bệnh dày sừng nang lông.

Vì sao chúng ta mắc bệnh dày sừng nang lông?

Mặc dùng dày sừng nang lông là bệnh không lây, tuy nhiên cũng có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gây mất thẩm mỹ này. Có thể điểm qua một số nguyên nhân chính góp phần dẫn đến dày sừng nang lông, bao gồm:

1. Da rối loạn tăng tiết sừng

Thông thường da của chúng ta chỉ tiết ra một lượng sừng nhất định ngoài cùng biểu bì để bảo vệ các lớp da bên dưới. Sau một thời gian, lớp sừng này sẽ rụng đi, tạo thành tế bào chết và hình thành lớp sừng mới. Tuy nhiên một số trường hợp bị tăng tiết sừng ngoài da dẫn đến các lớp sừng này bám vào lỗ chân lông, khiến cho lỗ chân lông bị bít lại.

dày sừng nang lông do rối loạn tăng tiết sừng
Dày sừng nang lông do rối loạn tăng tiết sừng

2. Các vấn đề về vi khuẩn, vi nấm

Một số loại vi khuẩn, vi nấm bên ngoài môi trường cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến da. Những vi khuẩn, vi nấm này có thể gây ra tình trạng viêm nang lông, bệnh dày sừng nang lông cũng như nhiều vấn đề khác đối với nang lông cũng như những vùng da khác.

3. Các vấn đề về di truyền

Dày sừng nang lông tuy là bệnh không lây nhưng là một bệnh có thể di truyền cho các thế hệ sau. Người bị dày sừng nang lông có một tỉ lệ nhất định di truyền bệnh này cho con cái. Tỉ lệ di truyền bệnh dày sừng nang lông hiện nay rơi vào khoảng 50%.

4. Các vấn đề về vệ sinh

Thông thường, các mảng sừng sinh ra quanh nang lông có thể bong, tróc khỏi da khi chúng ta chà xát, vệ sinh. Do đó, người vệ sinh da không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh cũng có thể khiến cho lớp sừng tích tụ trên vùng da, nang lông và gây ra chứng dày sừng nang lông rất khó chịu.

5. Một số vấn đề khác

Ngoài một số yếu tố trên, chúng ta cũng có thể mắc dày sừng nang lông nếu như trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày bị thiếu hụt một số chất, có các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, thường xuyên sử dụng và tiếp xúc hóa chất trong thời gian dài, một số thương tổn ngoài da,… cũng sẽ làm cho tình trạng dày sừng nang lông phát sinh trên da.

Phòng ngừa dày sừng nang lông sao cho hiệu quả?

Dày sừng nang lông là bệnh không lây, do đó không cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách cách ly bệnh nhân. Để phòng tránh bệnh dày sừng nang lông, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa đơn giản bao gồm:

  • Chú ý giữ vệ sinh da đúng cách, thường xuyên. Đặc biệt cần chú ý vệ sinh cẩn thận hơn khi đang có các vấn đề ngoài da như tăng tiết bã nhờn, tăng tiết mồ hôi trên da,… Thanh thiếu niên, người đang bị rối loạn nội tiết tố,… cũng cần chú ý vệ sinh da thường xuyên hơn để giữ cho da được sạch.
  • Ngoài việc giữ vệ sinh da, bạn cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để sớm cải thiện tình trạng da, đặc biệt là bổ sung các loại vitamin như vitamin B. Chú ý uống đủ nước mỗi ngày.
  • Chú ý nghỉ ngơi, làm việc cân bằng, hợp lý để bảo vệ sức khỏe, cải thiện sức đề kháng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh, các hoá chất công nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến da.
vệ sinh da đúng cách phòng ngừa dày sừng nang lông
Vệ sinh da đúng cách là cách phòng ngừa hiệu quả dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông là một trong những bệnh ngoài da tương đối lành tính, không lây nhưng cũng gây ra ít nhiều sự khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính vì vậy cần chú ý thăm khám và điều trị sớm đối với căn bệnh này để tránh những ảnh hưởng khó chịu. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Một số thông tin khác về bệnh dày sừng nang lông

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn