Dấu hiệu nhận biết bị dày sừng nang lông

Vùng da mặt duỗi ở các vị trí như cẳng chân, cẳng tay, cánh tay, đùi và một số vị trí khác là địa điểm mà bệnh dày sừng nang lông dễ bùng phát. Tuy nhiên do không xác định đúng dấu hiệu nhận biết bị dày sừng nang lông nên bệnh nhân thường nhầm với các bệnh ngoài da khác, đặc biệt là mụn. Điều này dẫn đến việc điều trị không đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo các chuyên gia, dày sừng nang lông tuy là bệnh ngoài da lành tính, không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu, ngứa và làm mất thẩm mỹ tại vùng da mà chúng xuất hiện. Chính vì vậy, căn bệnh này trở thành trở ngại cho nhiều người trong giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là một số cách để bạn có thể nhận biết đúng các dấu hiệu dày sừng nang lông.

dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông
Dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông

Dấu hiệu nhận biết bị dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông (Follicular dyskeratosis) còn có nhiều tên gọi khác như bệnh tăng sừng hóa ngoài da (hyperkeratosis), tình trạng sẩn sừng hóa nang lông trên da (follicular keratotic papules). Đa số những trường hợp dày sừng nang lông thường tiến triển ở dạng mạn tính, hay tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da.

Người bị dày sừng nang lông sẽ có những dấu hiệu tăng sinh quá mức lớp sừng trên da. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều yếu tố như cơ địa, yếu tố di truyền và các yếu tố có liên quan đến vấn đề chăm sóc da và các yếu tố khác như thiếu hụt các vi chất trong chế độ dinh dưỡng, các yếu tố kích ứng với da.

Dấu hiệu nhận biết bị dày sừng nang lông

Thông thường, không khó để nhận biết tình trạng dày sừng nang lông. Tuy nhiên bệnh thường dễ nhầm với tình trạng bệnh ngoài da do một số yếu tố gây ra. Bệnh nhân dày sừng nang lông thường có một số đặc điểm phổ biến như:

1. Dấu hiệu nổi sẩn

Nổi sẩn là tình trạng rất thường gặp ở bệnh nhân dày sừng nang lông. Bệnh nhân dày sừng nang lông thường có lớp sừng dày hơn người bình thường. Tình trạng này sẽ tạo thành các sẩn trên lớp biểu bì da. Thông thường các sẩn này có kích thước khá nhỏ, chỉ từ 1 – 2 mm, nhìn bằng mắt thường dễ bị nhầm với mụn và mụn trứng cá. Khi mới khởi phát, các sẩn này thường gói gọn ở một số vùng da cố định. Tuy nhiên theo thời gian có thể lan rộng dần trên các vùng da có nang lông.

2. Dấu hiệu dày da

Vùng da bị dày sừng nang lông cũng thường bị dày lên sau một thời gian tiến triển bệnh. Các lớp sừng tăng sinh sẽ bám vào vùng da dày sừng nang lông, tạo cảm giác da dày lên. Khi sờ vào vùng da này có cảm giác vùng da này nhám, sần sùi như da gà.

Vào một số thời điểm trong năm, dấu hiệu dày da do dày sừng nang lông rất rõ rệt. Đặc biệt những mùa có nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp, các dấu hiệu khô và dày da càng rõ rệt.

dày sừng nang lông gây thô ráp da
Dày sừng nang lông gây thô ráp cho da và dễ nhầm với mụn

3. Lỗ chân lông bị bít

Ở người bình thường, khi lớp sừng nang lông dày lên đến một thời điểm nào đó sẽ bong tróc khỏi lớp da, tạo thành tế bào chết. Tuy nhiên với người bị dày sừng nang lông, lớp sừng này sẽ tăng tiết nhiều và bám vào lỗ chân lông. All the best games https://clickmiamibeach.com/ are included, and on any iPhone, iPad or Android device you own. Điều này khiến cho lỗ chân lông bị bít, nang lông bị chèn ép, có thể bị rụng lông, phần lông mới bị bít tắc không mọc được. Tình trạng này rất hay bị nhầm lẫn với mụn và các vấn đề ngoài da khác.

4. Ít gây ngứa

Một trong những điểm khác biệt của dày sừng nang lông và các chứng bệnh ngoài da khác là ít gây ngứa hoặc không gây ngứa. Khi chạm vào không có cảm giác da bị xót, đau như khi chạm vào mụn.

5. Thay đổi sắc tố da

Một số bệnh nhân bị dày sừng nang lông lâu ngày cũng có thể dẫn đến thay đổi sắc tố da. Đặc biệt là người bị dày sừng nang lông lâu ngày, tái đi tái lại. Vùng da bị dày sừng nang lông thường hơi đỏ hoặc hơi sẫm nâu so với những vùng da khác.

Một số dạng dày sừng nang lông

Dựa vào các dấu hiệu nhận biết kể trên, bệnh dày sừng nang lông sẽ được chia thành các dạng cụ thể bao gồm.

  • Tình trạng dày sừng nang lông thể xơ teo tại vùng da mặt.
  • Dày sừng nang lông thể tăng sắc tố, thể đỏ nang lông (tên khoa học Erythromelanosis follicularis faciei et colli). Vùng mặt và cổ dễ gặp thể bệnh này hơn so với các vị trí khác.
  • Tình trạng dày sừng nang lông tại cung mày (tên khoa học Ulerythema ophryogenes) gây tổn thương nang lông.
  • Tình trạng dày sừng nang lông thể gai hóa toàn thể da dầu (tên khoa học Keratosis follicularis spinulosa decalvans).
  • Tình trạng phù mạch dạng vân hay còn gọi là viêm nang lông sẹo đỏ dạng lưới (tên khoa học Atrophoderma vermiculata/ folliculitis ulerythematosa reticulate). Tình trạng này gặp nhiều ở phần má.

Có thể thấy các triệu chứng dày sừng nang lông đặc biệt khó chịu và dễ nhầm với mụn thông thường. Chính vì vậy, việc nhận biết và điều trị sớm dày sừng nang lông có ý nghĩa rất quan trọng đối với làn da. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để sớm cải thiện tình trạng thương tổn ngoài da và những khó chịu do dày sừng nang lông gây nên.

Một số vấn đề cần quan tâm về bệnh dày sừng nang lông

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 01:33 - 08/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn