Nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông

Tuy có tỉ lệ thấp hơn một số bệnh ngoài da nhưng dày sừng nang lông cũng không phải là bệnh hiếm gặp. Nếu như một số bệnh ngoài da thường xuất hiện theo mùa thì dày sừng nang lông có thể xảy ra quanh năm. Đây là nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông? Bạn cần biết gì về căn bệnh khó chịu này?

nguyên nhân dày sừng nang lông
Nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông (Follicular dyskeratosis) được nhận diện khá sớm từ năm 1860. Trước đây bệnh thường bị nhầm với một số bệnh ngoài da gây mụn, mụn trứng cá, các bệnh tăng tiết bã nhờn vùng nang lông. Tuy nhiên, sau này các chuyên gia đã phân loại thành một nhóm bệnh riêng biệt với các đặc điểm nổi bật về lâm sàng so với các bệnh ngoài da khác.

Tuy được phát hiện sớm nhưng việc xác định chính xác nguyên nhân gây dày sừng nang lông khá khó khăn. Người bệnh dày sừng nang lông có thể liên quan đến một số yếu tố bao gồm:

1. Rối loạn quá trình tăng tiết sừng

Lớp sừng (stratum corneum) của chúng ta nằm ngoài cùng trên bề mặt da, nằm trong biểu bì da. Biểu bì da của chúng ta có 5 lớp, sau lớp sừng ngoài cùng là lớp bóng, lớp hạt, lớp tế bào gai và lớp đáy. Trong cấu trúc này, lớp sừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cho các lớp biểu bì và những lớp da bên dưới.

Ở người bình thường, da của chúng ta sẽ trải qua một chu kỳ tạo sừng và hủy sừng. Da sẽ hình thành một lớp sừng với độ dày, mỏng khác nhau ở mỗi người. Đến một giai đoạn nhất định, sau khi đã hoàn thành vai trò bảo vệ da, lớp sừng này sẽ rụng thành từng mảng ra khỏi da của chúng ta.

Tuy nhiên, nếu do một lí do nào đó mà lớp sừng này bị rối loạn, tăng tiết quá nhiều sẽ dẫn đến dày sừng, lớp sừng bám vào lỗ chân lông. Hậu quả là chúng ta bị dày sừng nang lông, lông dưới lỗ chân lông không thể mọc lên được và kéo theo tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi còn có thể gây viêm, sưng.

dày sừng nang lông do rối loạn tăng tiết sừng
Người bị rối loạn tăng tiết sừng có thể dẫn đến dày sừng nang lông. Lớp sừng tăng sinh sẽ nhiều hơn so với da thường, không tróc ra mà bám vào lỗ chân lông.

2. Yếu tố di truyền

Một số trường hợp gặp phải rối loạn tăng tiết sừng như trên có khả năng di truyền cho những thế hệ tiếp theo. Theo nghiên cứu của nhà khoa học Darier vào năm 1889, bệnh dày sừng nang lông thuộc nhsom bệnh di truyền trội. Trong đó gen di truyền của bệnh nằm tại nhiễm sắc thể 12q 23- 24.1.

Người mắc bệnh dày sừng nang lông có liên quan đến nhiễm sắc thể này có khả năng di truyền cho những thế hệ sau với một tỉ lệ tương đối cao. Thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ em là con của người có tiền sử dày sừng nang lông cũng có tỉ lệ dày sừng nang lông xấp xỉ 50%. Bệnh dày sừng nang lông khi di truyền có thể có nhiều mức độ thương tổn khác nhau. Một số trường hợp trẻ em di truyền từ bố mẹ có thể mắc bệnh dày sừng nang lông nhẹ hơn nhưng cũng có thể bị nặng hơn.

Ngoài yếu tố di truyền, bệnh dày sừng nang lông vẫn có tỉ lệ mắc ngẫy nhiên rơi vào khoảng 1/55000 cho đến 1/100000 trường hợp. Sự chênh lệch này tùy theo từng khu vực, chủng tộc và lịch sử di truyền các bệnh ngoài da của khu vực đó.

dày sừng nang lông do di truyền
Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh dày sừng nang lông có liên quan đến di truyền

3. Ảnh hưởng phụ trong điều trị bệnh

Nhiều bệnh lý trong điều trị hoặc sau điều trị có thể để lại một số tác dụng phụ ngoài da. Bệnh dày sừng nang lông cũng không ngoại lệ, tình trạng này có thể xảy ra sau khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hoặc một số liệu pháp đối với một số bệnh, trong đó có điều trị bệnh ung thư và những bệnh có liên quan đến chuyển hóa.

Một số loại thuốc sử dụng trong hóa trị cho bệnh nhân ung thư sau một thời gian có thể gây rối loạn tăng tiết sừng trên da, gây ra dày sừng nang lông, rụng lông và rụng tóc. Tình trạng dày sừng nang lông dạng này thường khỏi sau một thời gian nhất định nhưng cũng có thể kéo dài thành những đợt mạn tính.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dày sừng nang lông

Bên cạnh những nguyên nhân gây dày sừng nang lông, bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng dày sừng nang lông do một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Người có tiền sử mắc một số bệnh mãn tính, trong đó có bệnh hen phế quản.
  • Bệnh nhân đã có tiền sử mắc một số bệnh ngoài da, nhất là bệnh ngoài da mạn tính như viêm da cơ địa, bệnh mày đay mạn tính, bệnh da vảy cá,…
  • Tình trạng dày sừng nang lông cũng có tỉ lệ mắc cao hơn ở một số người bị thừa cân, béo phì. Nhóm bệnh nhân này thường dễ gặp phải các vấn đề về chuyển hóa, trong đó có rối loạn tăng tiết sừng.
  • Tình trạng u tế bào hắc tố và những trường hợp bệnh nhân đang sử dụng vemurafenib trong điều trị bệnh cũng có tỉ lệ mắc dày sừng nang lông cao hơn.

Nhìn chung, dày sừng nang lông có thể gặp phải bởi rất nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ khác. Thông thường bệnh dày sừng nang lông không nguy hiểm nhưng khi mắc phải cũng rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, thẩm mỹ và tâm lý. Do đó bạn không nên chần chừ khi thấy các dấu hiệu dày sừng nang lông mà cần chú ý điều trị sớm.

Một số kiến thức cần biết về bệnh dày sừng nang lông

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn