Bệnh dày sừng nang lông là gì? [Một số vấn đề cần biết]
Dày sừng nang lông tuy không phổ biến như nhiều bệnh ngoài da khác nhưng cũng đặc biệt khó chịu nếu không may mắc phải. Hiểu rõ dày sừng nang lông là gì? Đặc điểm của bệnh dày sừng nang lông như thế nào sẽ giúp bạn có hướng xử lí chủ động đối với căn bệnh khó chịu này.
I. Bệnh dày sừng nang lông là gì?
Bệnh dày sừng nang lông (Keratose pilaris) là một dạng của chứng bệnh sừng hoá lỗ chân lông (Poro Ketatosis). Người mắc bệnh này sẽ gặp phải tình trạng lớp sừng trên bề mặt da thương tổn và dày lên. Đặc biệt là một số vị trí như mặt duỗi các vùng da cánh tay, vùng da cẳng chân, vùng đùi,…
Tuy chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra dày sừng nang lông nhưng theo nhiều nghiên cứu, dày sừng nang lông có liên quan đến một số yếu tố bao gồm:
- Người thường xuyên bị khô da, mắc các bệnh ngoài da khiến lớp biểu bì và lớp sừng mất độ ẩm dẫn đến khô trong thời gian dài.
- Người bị thiếu hụt một số yếu tố cần cho da như vitamin A, vitamin C.
- Người có các bệnh liên quan đến tuyến giáp bao gồm thiểu năng tuyến giáp.
- Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh ngoài da có liên quan đến thể tạng dị ứng.
- Những trường hợp có tiếp xúc với các loại hoá chất trong thời gian dài, nhất là các hoá chất lỏng, các chất dễ bay hơi, các loại chất tẩy, dung môi,…
- Người có cơ địa tăng tiết nhiều keratin tại lớp sừng của da, khi lượng keratin đạt đến một mức độ nhất định có khả năng gây ra tình trạng dày sừng nang lông.
- Yếu tố di truyền cũng có nguy cơ nhất định gây ra dày sừng nang lông. Trong đó những trường hợp dày sừng nang lông do di truyền đa số thường có tình trạng tăng tiết keratin trên bề mặt da.
- Người có bệnh viêm nang lông cấp tính và các bệnh khác tại gốc nang lông cũng làm tăng nguy cơ dày sừng nang lông.
- Yếu tố vệ sinh, môi trường và một số bệnh lý khác cũng có những ảnh hưởng đến tình trạng dày sừng nang lông.
II. Những ảnh hưởng của bệnh dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông nhìn chung không phải là bệnh ngoài da nguy hiểm tuy nhiên đây là bệnh đặc biệt khó chịu khi mắc phải. Người bị dày sừng nang lông cũng có thể gặp nhiều vấn đề về thẩm mỹ, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý gây mất tự tin trong sinh hoạt, công việc.
Bệnh dày sừng nang lông về cơ bản không loại trừ bất cứ ai. Hầu như đối tượng nào có các yếu tố nguy cơ đã điểm qua ở phần trên đều có thể gây ra tình trạng dày sừng nang lông. Về nhóm tuổi, bệnh gặp nhiều ở những người trong độ tuổi thanh thiếu niên và cả người lớn. Người cao tuổi cũng có tỉ lệ mắc phải dày sừng nang lông nhưng với tỉ lệ thấp hơn do hoạt động của lớp sừng trên da người cao tuổi cũng bắt đầu kém đi.
III. Đặc trưng của dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông có đặc trưng là có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào có nang lông. Bệnh không xuất hiện ở những vùng da ít hoặc không có nang lông. Do đó bệnh nhân dày sừng nang lông ở một số vùng da tay, chân thường chỉ bị dày sừng nang lông ở mặt có nhiều lông, ở mặt da còn lại hầu như không bị.
Người bị dày sừng nang lông thường dễ nhận biết với một số nét đặc trưng bao gồm:
- Lớp sừng tại các nang lông có dấu hiệu dày lên. Khi sờ vào vùng da thương tổn do dày sừng nang lông cảm nhận rõ được cảm giác sần sùi, thô ráp tại vùng da này.
- Lỗ chân lông của người bị dày sừng nổi các nốt sẩn, gồ nhỏ như da gà, làm cho bề mặt da vùng nang lông trở nên nhám. Nhiều người thường nhầm các nốt do dày sừng nang lông với tình trạng mụn ngoài da.
- Thông thường khi nang lông bị dày sừng sẽ làm bít lỗ chân lông của bệnh nhân khiến lông không mọc được. Người bệnh thường có cảm giác khó chịu dưới nang lông. Khi nang lông tróc ra có thể thấy phần lông chưa mọc được nằm ở dưới lỗ chân lông.
- Một số trường hợp dày sừng nang lông còn có tình trạng nang lông bị bong tróc thành mảng vụn nhỏ như vảy.
IV. Lưu ý khi bị dày sừng nang lông
Tuy bệnh dày sừng nang lông không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu. Tùy theo từng trường hợp dày sừng nang lông mà bệnh có thể xuất hiện theo đợt ngắn rồi biến mất nhưng cũng có thể tái đi tái lại nhiều lần. Khi bị dày sừng nang lông bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Thăm khám sớm để được nhận diện đúng bệnh và có hướng điều trị phù hợp để tránh bệnh tái phát, lan rộng hoặc tiến triển nặng hơn. Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể điều trị theo những cách khác nhau.
- Trong quá trình điều trị dày sừng nang lông, bệnh nhân cũng cần chú ý vệ sinh đúng cách, áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp với các loại sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, ít kích ứng.
- Kết hợp chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Không nên chủ quan, điều trị muộn vì sẽ khiến cho bệnh dai dẳng, khó chữa hơn và còn có thể tiến triển thành bệnh mãn tính.
Dày sừng nang lông tuy là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan trước căn bệnh khó chịu này. Nhận biết sớm dày sừng nang lông và chủ động can thiệp khi tình trạng bệnh còn nhẹ là những cách để giúp bạn sớm khắc phục những khó chịu do dày sừng nang lông gây ra.
Một số kiến thức về bệnh dày sừng nang lông
Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!