Bệnh vẩy nến có di truyền không? [Những vấn đề cần biết]

Yếu tố di truyền là một trong nhiều nỗi lo lắng của không ít bệnh nhân. Chính vì vậy khi mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da như vảy nến, nhiều bệnh nhân không khỏi lo âu bệnh vẩy nến có di truyền không?

Thắc mắc của T, N (Khánh Hòa):”Chào chuyên mục, gia đình bên vợ tôi trước nay có nhiều người bị vảy nến, nhất là ở cùi chỏ, trong khi gia đình tôi thì không có bệnh này. Vậy nếu vợ chồng tôi có con thì con tôi có bị mắc vẩy nến không? Xin chuyên mục tư vấn giúp tôi căn bệnh này có di truyền không? Nếu có thì xác suất như thế nào? Tôi xin cảm ơn.”

bệnh vẩy nến có di truyền không
Bệnh vẩy nến có di truyền không? Những điều cần biết về đặc tính di truyền của bệnh vẩy nến

Sơ nét về bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da có tỉ lệ mắc khá cao. Tùy theo vùng miền, vị trí mà tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến dao động quanh mốc 1,5% cho đến 2% dân số. Tại Việt Nam, một số thời điểm tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến có thể chiếm 2,2% dân số (thống kê thực hiện bởi Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010). So với tỉ lệ mắc các bệnh ngoài da khác, vẩy nến cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Đây được xem là một bệnh ngoài da không nguy hiểm, thường do rối loạn da.

Điểm chung của người mắc bệnh vẩy nến là bị ngứa, ửng đỏ ngoài da và đóng các vẩy trắng. Những vẩy này sau một thời gian có thể bong tróc ra thành các mảng mỏng nên gọi là vẩy nến. Tùy theo từng trường hợp mà bệnh vẩy nến có thể có độ lan rộng khác nhau. Thông thường người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu vảy nến tại các vị trí da đầu, khuỷu tay, chân, đầu gối,… Bệnh thường xảy ra nhiều ở độ tuổi từ 16 – 22 tuổi. Trên 40 tuổi, bệnh nhân thường

Vảy nến tuy không nguy hiểm nhưng khiến da bệnh nhân bị cộm và khó chịu, ngoài ra bệnh còn có thể dẫn đến các vấn đề thẩm mỹ. Bệnh vẩy nến cũng khó chữa dứt điểm do đây là một dạng bệnh ngoài da mãn tính, thường hay tái đi tái lại.

Bệnh vẩy nến có di truyền không?

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da có tính di truyền. Tuy nhiên những nghiên cứu hiện nay cho thấy tình trạng di truyền ở bệnh vẩy nến vẫn chưa rõ ràng. Hiện nay, theo nhiều chuyên gia da liễu, bệnh nhân vẩy nến có thể do di truyền từ cha mẹ. Các anh chị em ruột cũng có thể bị di truyền vẩy nến giống nhau hoặc chỉ có một số trong những anh chị em mắc bệnh vẩy nến, những người còn lại không mắc bệnh này.

Hiện tại, ước tính của nhiều chuyên gia da liễu thì bệnh vẩy nến có tỉ lệ di truyền như sau:

  • Di truyền từ cha mẹ sang các con mà cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh thì bệnh vẩy nến sẽ chiếm tỉ lệ 50% ở tất cả các con.
  • Di truyền từ cha mẹ mà trong đó chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì tỉ lệ các con bị mắc bệnh vẩy nến sẽ giảm còn khoảng 16% cho đến 20%.
  • Di truyền trong gia đình nhưng cha mẹ không mắc bệnh vẩy nến mà những trường hợp mắc bệnh vẩy nến là ông, bà, anh chị em của cha mẹ thì tỉ lệ con cái mắc bệnh vẩy nến chỉ còn khoảng 6 – 8%.
  • Đối với những trường hợp gia đình chưa có tiền sử vẩy nến, cha mẹ không mắc bệnh vẩy nến mà anh chị em ruột của bé có bệnh vẩy nến thì tỉ lệ bệnh vẩy nến ở trẻ có tỉ lệ khoảng 1,4% trường hợp.
  • Với những trường hợp bố mẹ mắc bệnh vẩy nến và con là trẻ sinh đôi. Nếu là trẻ sinh đôi cùng trứng thì tỉ lệ mắc tổ đỉa có thể đạt khoảng 70%. Nếu là trẻ sinh đôi khác trứng thì tỉ lệ này có thể đạt khoảng 12%.
vẩy nến có tỉ lệ di truyền
Vẩy nến có khả năng di truyền tuy nhiên còn phụ thuộc vào tiền sử bệnh của các nhóm thành viên trong gia đình mà tỉ lệ di truyền cũng sẽ khác nhau

Tỉ lệ bệnh vẩy nến ở nam giới và nữ giới cũng có nhiều tranh cãi về tỉ lệ. Theo nhiều chuyên gia tỉ lệ nam giới và nữ giới đều có tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến như nhau. Tuy nhiên theo nhiều số liệu, bệnh vẩy nến ở nữ giới có xu hướng cao hơn một chút so với nam giới.

Nhìn chung, bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da có khả năng di truyền. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, tiền sử bệnh của gia đình, bố mẹ, anh chị em mà sẽ có tỉ lệ bệnh di truyền bệnh vẩy nến khác nhau. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm di truyền của bệnh vẩy nến, từ đó có những hướng phòng ngừa cũng như xử lí một cách phù hợp. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Hiểu thêm về bệnh vẩy nến

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn