Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là tình trạng cơ thể mẫn cảm với một số thành phần của thuốc và gây phản ứng. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây dị ứng nếu người bệnh sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng quá liều. Cũng có nhiều trường hợp xảy ra như cơ thể không dung nạp thuốc, tình trạng đặc ứng, tác dụng phụ… Bởi vì các phân tử thuốc như protein hoặc hapten vào trong cơ thể gây ra mẫn cảm cơ thể và hình thành các kháng thể IgE hoặc tế bào T ký ức dẫn đến phát sinh dị ứng. Vậy dị ứng thuốc bao lâu thì hết? Làm cách nào để cải thiện tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh nhanh nhất?

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Vì sao lại bị dị ứng thuốc kháng sinh?

Histamin là một chất có sẵn trong cơ thể như máu và các mô dưới dạng liên kết tĩnh điện histamine-héparine không có hoạt tính. Khi có chất lạ vào cơ thể người dễ bị dị ứng thì nối liên kết tĩnh điện này bị cắt đứt, phóng thích histamin tạo nên tác dụng dược lực tác động lên hệ tuần hoàn làm giãn mạch gây tụt huyết áp, lên tim làm tim đập nhanh, lên não gây nhức đầu do bị tăng áp lực nội sọ, lên hô hấp làm co thắt khí phế quản gây nghẹt thở, lên hệ tiêu hóa làm co thắt cơ trơn làm giải phóng histamin ra ngoài và khiến cho da bị kích ứng.

Biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc kháng sinh:

+ Dị ứng thuốc nhẹ, xuất hiện sớm ngay sau khi dùng thuốc hay trễ hơn sau đó với biểu hiện: mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay tại chỗ hay toàn thân, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở; khó thở, hen suyễn do khí phế quản bị co thắt; kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

+ Dị ứng thuốc trầm trọng, xảy ra sau vài giờ hay vài ngày dùng thuốc với hội chứng Lyell, hội chứng Stevens- Johnson.

+ Dị ứng thuốc nặng, “sốc” thuốc hay còn gọi là choáng phản vệ, xảy ra rất nhanh sau khi tiêm hoặc uống thuốc, bệnh nhân khó thở, tím tái, trụy tim mạch. Đây là trường hợp dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Dị ứng thuốc bao lâu thì hết?

Dị ứng thuốc có biểu hiện rõ ràng ra ngoài da nên rất dễ nhận biết. Tùy vào mức độ kích ứng, tình trạng cơ địa và phương pháp điều trị mà bệnh tồn tại trên da lâu hay mau. Theo ước tính của các nhà khoa học thì dị ứng thuốc thường tồn tại trên cơ thể 5 – 7 ngày thì tự chấm dứt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh tái phát trong thời gian dài và khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Các chuyên gia khuyên rằng khi có triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thì nên ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách hạn chế.

Bên cạnh đó không để bệnh nhân tiếp xúc với thuốc đã gây dị ứng cho họ, hạn chế dùng các  thuốc khác.

Sử dụng các thuốc chống dị ứng: Kháng histamin anti H1 thế hệ 2 (cetirizin, fexofenadin, astemizol, loratadin…). Trường hợp dị ứng  thuốc nặng hơn: kết hợp dùng corticoid (prednisolon, methyl prednisolon) tiêm truyền, phối  hợp với các thuốc chữa  triệu chứng. Bù nước và điện giải (khi có yêu cầu), thuốc lợi tiểu.

Chống bội nhiễm (nếu có), lựa chọn kháng sinh thích hợp đảm bảo sử dụng hợp lý, an toàn.

Dự phòng sốc phản vệ: Xử lý các trường hợp: ngứa da, nổi mẩn, hội chứng Stevens – Johnson, hội chứng Lyell.  Xử lý như với các trường hợp nặng do dị ứng  thuốc, chú ý công tác hộ lý.

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

+ Tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau đều trầm trọng hơn lần trước. Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất tạm thời để giải trừ tác động của histamin trong cơ thể chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng, do đó, cách tốt nhất không để bị dị ứng và phải dự phòng. Người bệnh cần tuân theo những quy tắc sau:

+ Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng toa chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác vì đơn giản nghĩ rằng họ có bệnh lý giống mình. Việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị và được theo dõi, chăm sóc là điều cần thiết nhằm giảm thiểu các phản ứng có hại của thuốc.

+ Dị ứng thuốc là tình trạng xảy ra ngoài ý muốn của bác sĩ điều trị cũng như của bệnh nhân. Khi đang dùng thuốc, nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc cảm thấy khó chịu thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó, đến khám ngay ở cơ sở y tế gần nhất để có thể được cấp cứu hay được hướng dẫn xử trí thích hợp. Sau đó, nên tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ có thể thay đổi thuốc điều trị nếu cần. Các biện pháp dân gian như uống nước đậu xanh để giã thuốc, uống nước chanh, lòng trắng trứng… đều chưa có cơ sở khoa học để chứng minh.

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

+ Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa. Khi đi khám bệnh ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc thì phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Dị ứng thuốc kháng sinh gây ra rất nhiều biến chứng cho cơ thể và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì thế, hãy hết sức thận trọng và không để biến chứng xảy ra.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:07 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Nguyễn văn thoại says: Trả lời

    Bác sĩ trả lời giúp em ạ em bị dị ứng thuốc e hỏi bác sĩ bây h em hết mẩy đay r nhg vẫn hơi mệt hỏi bác sĩ bao h thì khỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thuốc Đông Y chữa dị ứng cơ địa (Có hướng dẫn chi tiết)

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thuốc tránh thai cần nhớ những điều này

TOP 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

4 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần nhận biết sớm

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Mẹo chữa dị ứng cua đồng nhanh và hiệu quả tức thì

Ẩn