Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em bị dị ứng thức ăn chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Bởi vì hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao nên rất dễ kích ứng với một số thành phần của thức ăn. Vậy phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn, cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này là gì?

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Khi trẻ bị dị ứng thức ăn thì phải làm sao?

Dị ứng thức ăn là hiện tượng các kháng thể phản ứng với các chất được dung nạp vào cơ thể. Theo thuật ngữ y khoa, đây được xem là phản ứng của các dị nguyên. Đối với trẻ em, thành phần chủ đạo gây dị ứng thức ăn chính là các chất protein trong thực phẩm. Đây là những protein không dễ bị phân hủy bởi các men phân cắt protein, protease và không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ. Các phân tử protein thực phẩm này kết hợp với các IgE trong dịch tiết làm phá vỡ các dưỡng bào và giải phóng ra các chất trung gian hóa học, trong đó lượng lớn là các histamin. Những chất trung gian này bắt đầu gây ra những biến đổi cơ thể, là cơ sở của bệnh dị ứng: giãn mạch khiến xung huyết, phù nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban; co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, khó thở; kích thích khiến gây ngứa dữ dội. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thức ăn?

+ Ngay lập tức cho trẻ ngưng sử dụng các loại thực phẩm đang ăn và theo dõi triệu chứng.

+ Đắp nước lạnh lên vị trí nổi ban đỏ, gây ngứa ngáy trên da trẻ.

+ Cho trẻ nghỉ ngơi và sử dụng các loại thức ăn mềm, thức ăn dễ tiêu hóa.

+ Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát khiến cho da trẻ dễ bị kích ứng hơn.

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

+ Lau người cho trẻ bằng nước ấm và hạn chế để trẻ bị lạnh. Lưu ý là không lau người bằng nước nóng vì nhiệt độ cao làm cho tình trạng trẻ bị dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Cho trẻ ăn thức ăn khi còn ấm, tuyệt đối không cho trẻ dùng các thức ăn nguội lạnh vì chúng rất dễ gây tổn thương tỳ vị và hàn thấp.

+ Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Khi trẻ có biểu hiện trở nặng như khó thở, sốc phản vệ thì phải nhanh chóng cho các bé đến ngay bệnh viện gần nhất để các bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Cách xử lý tốt nhất khi trẻ bị dị ứng

Để xử lý tốt nhất tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ chính là tìm ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng từ đó cho trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Cần phải thay đổi thói quen ăn uống và thận trọng hơn với việc sử dụng thức ăn cho trẻ.

– Thực hiện xét nghiệm thử phản ứng ở da: đây là những xét nghiệm mà các chuyên gia thực hiện mũi tiêm những chất có khả năng dị ứng vào dưới da để xem có phản ứng dị ứng hay không. Những xét nghiệm này thường được dùng để xác định khả năng gây dị ứng của các loại tác nhân dị ứng là: phấn hoa, thức ăn, nấm mốc…

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

– Thử chế độ ăn: Bệnh nhân được dùng các thức ăn dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, thường trong bối cảnh bệnh viện. Thử nghiệm tiến hành theo một trong ba cách: công khai, mù đơn, mù kép. Thử nghiệm công khai, cả bác sỹ và bệnh nhân đều biết rõ đang thử nghiệm tác nhân dị ứng nào, loại thử nghiệm này có có tính chủ quan cao nên ít chính xác nhất trong ba cách thử nghiệm. Trong thử nghiệm mù đơn, chỉ bệnh nhân biết mình đang ăn món gì nên có phần khách quan hơn. Trong thử nghiệm mù kép, cả hai đều không biết rõ, khách quan nhất trong ba cách. Loại thức ăn nghi ngờ dị ứng và chất giả hiệu đều được cho vào viên nang đông cứng, cả bác sỹ và bệnh nhân đều không biết rõ viên nào là tác nhân gây dị ứng hay là thuốc giả hiệu.

– Chế độ ăn loại trừ: thử nghiệm này yêu cầu loại trừ hẳn các loại thức ăn có thể gây dị ứng, rồi sau đó đưa chúng lại vào khẩu phần ăn trong một thời gian để quan sát. Nếu triệu chứng dị ứng vẫn xảy ra trong chế độ ăn loại trừ khắt khe thì các thức ăn đã loại trừ khỏi chế độ ăn không phải là tác nhân gây dị ứng.

– Xét nghiệm máu: thường là xét nghiệm chất hấp thu miễn dịch liên kết với enzyme để phát hiện loại thực phẩm gây dị ứng. Qua xét nghiệm, có thể phát hiện được nồng độ kháng thể IgE trong máu tăng cao ở những bệnh nhân đang bị nghi ngờ dị ứng thực phẩm. Ngoài ra còn có thêm nhiều xét nghiệm chuyên biệt hơn, có thể đo IgE đặc hiệu trong máu cho từng nhóm thực phẩm gây dị ứng. Cho phép bệnh nhân biết chính xác mình bị dị ứng hay không bị dị ứng với 1 loại thực phẩm nghi ngờ nào đó.

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Hãy hết sức thận trọng khi trẻ bị dị ứng thức ăn, vì không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ mà còn khiến cho cơ thể trẻ bị suy nhược. Cần tìm thấy nguyên nhân gây bệnh rõ ràng để từ đó phòng tránh hiệu quả nhất.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:07 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thuốc Đông Y chữa dị ứng cơ địa (Có hướng dẫn chi tiết)

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thuốc tránh thai cần nhớ những điều này

TOP 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

4 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần nhận biết sớm

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Mẹo chữa dị ứng cua đồng nhanh và hiệu quả tức thì

Ẩn