Bị dị ứng thức ăn và cách xử lý ngay khi phát bệnh

Ngứa ngáy, mề đay, thậm chí khó thở, mệt mỏi sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn là một dạng dị ứng da rất phổ biến ở nước ta cần nhận biết sớm và xử lý ngay khi phát bệnh để tránh những ảnh hưởng xấu về lâu về dài cho da.

Tỉ lệ dị ứng ở mỗi quốc gia đều rất khác nhau, tuy nhiên trung bình tỉ lệ dị ứng thức ăn ở người lớn khoảng 3% dân số, tỉ lệ dị ứng ở trẻ em dao động từ 5 – 7% dân số. Do dị ứng thức ăn là dạng dị ứng có liên quan nhiều đến cơ địa của mỗi bệnh nhân nên tỉ lệ mắc phải dị ứng thức ăn không ổn định.

 

nhận biết và xử lí dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn thường nhẹ tuy nhiên cần nhận biết và xử lí sớm, không nên chú quan

I. Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn liên quan nhiều đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Mỗi người đều có thể dị ứng với một hoặc nhiều loại thức ăn khác nhau tùy theo cơ địa của họ mẫn cảm với những yếu tố nào.

Khi một loại thức ăn được đưa vào cơ thể, nếu hệ miễn dịch quá mẫn với chúng sẽ tăng sinh các kháng thể Globulin miễn dịch E (kháng thể IgE) nhằm chống lại và trung hòa các yếu tố lạ (dị nguyên) trong các loại thức ăn này.

Trong quá trình tăng sinh IgE, hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ giải phóng một loạt histamine từ tế bào mast dưới da. Đây là một hoạt chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Khi histamine được giải phóng với một lượng lớn sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như các triệu chứng ngoài da, triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,…

Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên thống kê cho thấy có một số thực phẩm có tỉ lệ dị ứng cao, gồm có:

  • Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò (thường gặp ở người dị ứng lactose, thiếu enzyme phân giải lactose).
  • Các loại hải sản, gồm động vật có vỏ như tôm, cua, một số loại sò, ốc, các loại á, nhất là cá biển
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng.
  • Một số loại ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch, có chứa thành phần gluten.
  • Một số loại đậu và các chế phẩm từ đậu như đậu nành, đậu phộng.
  • Các loại hạt có vỏ cứng như hạnh nhân, quả hồ đào, hạt dẻ,…
  • Một số loại gia vị như mè, mù tạt,…
các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
Có nhiều nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, mỗi người có thể dị ứng với một hoặc nhiều thực phẩm

II. Dấu hiệu nhận biết dị ứng thức ăn

Nhận biết dấu hiệu dị ứng thức ăn không khó bởi các phản ứng dị ứng thường xuất hiện khá nhanh sau khi ăn. Đa số những trường hợp dị ứng thức ăn đều có các biểu hiện dị ứng sau thời gian từ vài phút đến vài giờ. Một số trường hợp phản ứng chậm có thể diễn ra trong vòng 24 giờ.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà các dấu hiệu dị ứng thức ăn cũng rất khác nhau. Nhiều trường hợp chỉ đơn thuần có các triệu chứng ngoài da, tuy nhiên cũng có những trường hợp xuất hiện hàng loạt các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,… Có thể điểm qua một số triệu chứng dị ứng thức ăn bao gồm:

Triệu chứng dị ứng ngoài da

  • Có dấu hiệu mề đay, mẩn ngứa ngoài da
  • Ngứa râm ran ngoài da hoặc trong khoang miệng
  • Sưng ở một số vị trí như lưỡi, mặt, cổ họng và một số vùng da khác

Triệu chứng hô hấp

  • Có các dấu hiệu khó thở, nghẹt mũi, thở gấp, khò khè
  • Một số trường hợp nặng cảm giác nghẹt thở, không thở được do sưng lưỡi. Đôi khi khó thở có thể làm cho bệnh nhân bị ngất xỉu

Triệu chứng tiêu hóa

  • Bụng sôi, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa
  • Có các dấu hiệu tiêu chảy và nôn thốc

Triệu chứng thần kinh

  • Có thể gây ra choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu
  • Bệnh nhân rơi vào trạng thái lờ đờ, mất ý thức,…

Sốc phản vệ

  • Đường hô hấp co thắt chặt
  • Sưng nghiêm trọng ở cổ họng, cảm giác có khối u làm tắt nghẽn đường thở
  • Trụy mạch, tụt huyết áp nghiêm trọng
  • Choáng váng hoặc bất tỉnh
  • Có thể tử vong
triệu chứng dị ứng thực phẩm
Triệu chứng dị ứng thực phẩm đa số là triệu chứng ngoài da, mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác khi dị ứng

 

III. Dị ứng thức ăn nguy hiểm thế nào

Đa phần dị ứng thực phẩm thường là dạng nhẹ với các biểu hiện ngoài da (chiếm tỉ lệ khoảng 70%), một số trường hợp có thể bị dị ứng nặng (ngộ độc thực phẩm). Cá biệt có những trường hợp dị ứng thực phẩm ở mức độ nghiêm trọng gây ra tình trạng sốc phản vệ. Ở nước ta sốc phản vệ chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ từ 5 / 1 triệu trường hợp.

Sốc phản vệ do dị ứng thức ăn tuy hiếm nhưng đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi cấp cứu chậm trễ. Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Quốc Huy cho biết, hiện nay tỉ lệ tử vong trên thế giới khoảng 5 trên 100,000 ca sốc phản vệ. Tỉ lệ tử vong do sốc phản vệ ở nước ta khoảng 8,5 / 1 triệu. Đây là một tỉ lệ mà chúng ta không thể xem thường.

Đối với những trường hợp dị ứng thức ăn ở mức độ nhẹ thường có thể tự khỏi hoặc khỏi sau khi dùng thuốc. Thời gian mỗi đợt dị ứng thức ăn có thể từ 1 đến vài ngày. Với dị ứng thức ăn nặng (ngộ độc) thì cần cấp cứu để gây nôn, đáng giá tình trạng ngộ độc và có thể xử lí sớm. Riêng những trường hợp sốc phản vệ được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, cần cấp cứu khẩn cấp để bảo toàn tính mạng.

IV. Cách chữa dị ứng thức ăn ngay khi phát bệnh

1. Xử lí ban đầu khi bị dị ứng

Tùy theo tình trạng dị ứng thức ăn của bệnh nhân biểu hiện như thế nào mà cần có những cách xử trí ban đầu thích hợp để đảm bảo sức khỏe. Một số cách xử trí khi bị dị ứng thức ăn gồm có:

  • Giảm ngứa, chườm mát, chườm nước ấm, uống nhiều nước với dị ứng thức ăn có biểu hiện ngoài da.
  • Gây nôn cho bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc, các vấn đề tiêu hóa do dị ứng thức ăn rồi đưa đến bệnh viện.
  • Trường hợp sốc phản vệ, cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và cấp cứu ngay để đảm bảo tính mạng.

2. Chẩn đoán dị ứng thức ăn

Chẩn đoán dị ứng thức ăn đặc biệt quan trọng, nhất là trong những trường hợp dị ứng nặng, sốc phản vệ. Khi được xác định là dị ứng thức ăn, bác sĩ có thể chẩn đoán nhanh một số yếu tố trước khi đưa ra hướng điều trị, bao gồm:

  • Hỏi nhanh bệnh sử của bệnh nhân thông qua bệnh nhân hoặc người nhà, các thuốc dùng gần đây, thực phẩm dùng gần nhất nghi ngờ dị ứng.
  • Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, ước lượng thời gian từ khi ăn đến khi phản ứng.
  • Tìm các yếu tố đồng phát nếu có.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể xem xét thực hiện một số xét nghiệm da, xét nghiệm máu,… nếu cần thiết để đánh giá tình trạng dị ứng của bệnh nhân một cách chính xác nhất.

2. Điều trị dị ứng thức ăn

Về điều trị, tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh mà những hướng điều trị cũng có một số khác biệt nhất định. Đối với một số dạng dị ứng thường gặp, có một số cách xử lí như sau:

Dị ứng nhẹ:

Hầu hết những trường hợp nhẹ khi bị dị ứng thường chỉ có các biểu hiện ngoài da là chính. Đối với những trường hợp dị ứng dạng này, các thuốc điều trị chủ yếu thường là thuốc kháng histamine, có tác dụng kiểm soát lượng histamine sản sinh trong cơ thể. Từ đó kìm hãm phản ứng dị ứng ngoài da, giúp giảm ngứa.

Dị ứng nặng – ngộ độc thực phẩm:

Những dạng dị ứng này trước tiên cần phải cho bệnh nhân thải ra hết thức ăn còn trong cơ thể. Bệnh nhân có thể được gây nôn, nếu trước đó đã nôn, tiêu chảy, thì có thể điều trị bằng các thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, tùy theo bệnh nhân có các vấn đề về hô hấp, thần kinh hay không mà bác sĩ có thể áp dụng các loại thuốc điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp cụ thể.

Sốc phản vệ:

Thường được cấp cứu ngay và điều trị bằng Adrenalin (qua đường tiêm) và một số thuốc khác tùy trường hợp bệnh nhân. Những trường hợp cấp cứu sốc phản vệ cần thực hiện tại các cơ sở, đơn vị y tế đảm bảo chuyên môn để được xử trí, điều trị đúng hướng và phù hợp nhất.

thuốc điều trị dị ứng thức ăn
Adrenalin thường được tiêm cho bệnh nhân sốc phản vệ do dị ứng thức ăn để kiểm soát tình trạng các triệu chứng không tiến triển xấu hơn

V. Cách phòng ngừa khi bị dị ứng đồ ăn

Đối với các bệnh dị ứng, trong đó có dị ứng thức ăn, việc chủ động phòng tránh đặc biệt quan trọng. Phòng chống đúng cách trong sinh hoạt giúp cho người bệnh tránh được những đợt dị ứng tái phát, bảo vệ sức khỏe. Nếu đã có tiền sử dị ứng thức ăn, người bệnh cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt như:

  • Không ăn những thực phẩm nghi ngờ có vấn đề, hư hỏng. Với thức ăn chế biến sẵn luôn chú ý hạn sử dụng.
  • Tránh các loại thức ăn mà bạn biết là cơ địa của mình bị dị ứng, đặc biệt là các món trộn, thập cẩm, nhiều thành phần.
  • Luôn đọc kỹ thành phần các loại thực phẩm chế biến sẵn trước khi mua và sử dụng.
  • Thông báo cho những người xung quanh, đặc biệt là người chế biến thức ăn về tình trạng dị ứng của bạn, với trẻ nhỏ, phụ huynh cần thông báo cho giáo viên, nhà trường về tình trạng dị ứng của con em mình.
  • Người bị dị ứng không dùng chung bát, đũa, chén,… với người khác để tránh các thực phẩm bị dị ứng dính vào thức ăn của mình.
  • Chú ý vệ sinh kỹ dụng cụ nhà bếp sau khi sử dụng, nhất là dao, dụng cụ nấu ăn, cắt,…
  • Những trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc dự phòng khẩn cấp, bạn cần nhớ luôn mang theo các loại thuốc này bên người và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
phòng ngừa dị ứng thức ăn
Kiêng các thực phẩm có tiền sử dị ứng và thông báo cho những người xung quanh về tình trạng dị ứng của bản thân là một trong những cách để phòng ngừa dị ứng thức ăn

Dị ứng thực phẩm không phải lúc nào cũng nguy hiểm và nghiêm trọng vì có đến 70% các trường hợp dị ứng thực phẩm là nhẹ. Khi da bị dị ứng thức ăn, bạn nên chú ý các biện pháp sơ cứu và thăm khám sớm để có những hướng điều trị phù hợp nhất cho từng dạng dị ứng khác nhau. Chúc bạn nhiều sức khỏe và có những thông tin hữu ích cho mình.

Người bị dị ứng cần biết

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:08 - 03/10/2021

Bình luận (20)

  1. Nguyen Thuy Hang says: Trả lời

    Hic minh thu cach uong nuoc giam tao ruou roi cha hieu sao lai bi dau bung di ngoai 3 hom lien so tai mat roi. Noi chung cach nay voi minh k on. Co cach nao de lam ma hieu qua hon k (an toan la tren het nha’)

  2. Mì Tôm says: Trả lời

    Nếu dùng thuốc đông y tiêu ban giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thì có nhanh khỏi hơn k ? Tgian điều trị khoảng bao lâu và chi phí như nào?Bác nào có thông tin về chỗ này thì chia sẻ ae cùng biết nhé

    1. Đặng Thanh Hòa says:

      E mới hóng đc bình luận ở trang này có vẻ tốt các bác ạ http://www.chuyenkhoadalieu.net/phong-kham-benh-trung-tam-thuoc-dan-toc-dia-chi-uy-tin-tin-cay-hang-dau-kham-chua-benh-bang-yhct.html Các bác cũng xem đi tìm thêm các diễn đàn khác xem thế nào rồi phản hồi lên đây cho mọi người biết luôn.

    2. Bùi Thị My says:

      Tùy thuộc vào tình trạng bệnh thôi, cái bệnh dị ứng thức ăn nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Ai nhạy cảm thì thời gian điều trị lâu hơn khoảng 3 tháng, có người thì chỉ 2 tháng là khỏi. Người nhà em ở bên nước ngoài, tìm hiểu thuốc tiêu ban giải độc thang trên mạng rồi nhờ em mua giúp và gửi sang bên Nhật cho chị ý. Mua 30 thang dùng 3 tháng mà uống hết 20 thang chị ý đã khỏi bệnh rồi.

  3. Trang says: Trả lời

    Mình bị đau dạ dày liệu ăn tỏi sống có bị đầy bụng khó tiêu k? mình bị nổi mề đay dị ứng cũng mấy tháng rồi, đi BV Da liễu chữa mãi 2 đợt chỉ đỡ xong lại bị lại chán lắm rồi, chỉ hi vọng cách dân gian của các cụ để lại có hiệu quả thôi

    1. Nguyễn Thị Bình says:

      Theo mình thì ăn tỏi giúp dễ tiêu hóa hơn chứ có bị đầy bụng đâu bạn nhỉ? Mình còn đọc được ở bài báo nào nói ăn tỏi còn chữa được đau dạ dày mà.

    2. Trần Thị Thu Hường says:

      Tình trạng bệnh của bạn nặng nhỉ? Em gái tôi có hôm ăn nhộng tằm khoảng 10 phút sau thì ngứa khắp người, mẩn đỏ như bị muỗi đốt, ngứa mà không dám gãi chỉ lấy tay xoa xoa thôi. Ra hiệu thuốc bảo dị ứng thức ăn họ bán cho thuốc uống gì đó tôi không nhớ rõ lắm. Uống thuốc xong thì 3 ngày sau hết ngứa và hết nổi mẩn lên. Từ đó con bé chả bao giờ dám ăn nhộng tằm nữa.
      Thuốc tây điều trị bệnh này khá nhanh mà bạn không khỏi thì tôi nghĩ tỏi cũng không khỏi được. Bạn đến trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, bác sĩ khám, tư vấn điều trị. Chuyển sang dùng thuốc đông y cũng có nhiều cái lợi lắm, hiệu quả cao chỉ là hơi mất thời gian thôi.

  4. Thu Ngân says: Trả lời

    Không hiểu sao từ 2 tuần nay, cứ vào khoảng cuối h chiều là mình bị nổi mẩn thấy ngứa khó chịu. Khi nổi chỉ vai nốt nhỏ ở xung quanh vùng bụng sau đó loang thành từng mảng lớn 3-6cm.Mình nhiều lúc thấy rất rất khó chịu, có ai bị như vậy chưa ? đó có phải là dị ứng k ?

    1. Trần Thu Trang says:

      Bạn bị lâu chưa? kiểu bạn là dị ứng rồi còn gì, nhưng bạn phải tìm hiểu xem mình bị dị ứng cái gì? quan trọng nhất là tìm ra cái làm mình dị ứng ý, thế mới có cách để xử lý được,

    2. Thu Ngân says:

      Mình gần đây k có tiếp xúc gì lạ, k ăn uống gì lạ, tất cả đều diễn ra bình thường, thế nên mình mới lo, có sợ bị căn bệnh nào đó liên quan đến máu hay gì gì k sợ quá

    3. Hải Nam 354 says:

      Làm gì mà bệnh nào liên quan đến máu, bạn bị nổi mề đay thôi, nguyên nhân nổi mề đay thì nhiều vô kể, có thể cả do thời tiết thay đổi, cơ địa cơ thể thay đổi, chả có gì đâu, ra hiệu thuốc mua thuốc dị ứng uống chưa?

    4. Thu Ngân says:

      Mình cũng có ra hiệu thuốc bảo với chị bán thuốc về tình trạng của mình và cũng được kê cho 1 túi bóng thuốc gồm 3 loại thuốc, mình về uống 4 ngày theo chỉ định nhưng k thấy hiệu quả chút nào, giờ là tuần thứ 3 gần thứ 4 rồi mà mình vẫn bị ngứa không chịu nổi, ai có cách gì chỉ cho mình với

    5. Trung Mốc says:

      Thuốc tây thường là tác dụng ngay, còn nều mà đã k có tác dụng thì dừng thuốc nhé, vì thuốc chống và chũa dị ứng thường có hại cho dạ dày lắm. Nếu k ổn thì bạn thử chữa bằng mấy cách dân gian hoặc không tốt nhất thì chưa bằng đông y đó, đông y chữa dị ứng nổi mề đay tôi thấy cực tốt. Tôi đã từng mua thuốc đông y về chữa cho vợ tôi hồi mới sinh em bé xong, can bản hồi đó k dùng thuốc tây được, dùng đông y thấy cũng rất hiệu quả, vợ tôi đỡ ngứa và đỡ vất vả hơn bao nhiêu

    6. Hoa Oai Huong says:

      Đông y dùng thuốc tiêu ban giải độc thang của đơn vị thuốc dân tộc này cũng tốt này, đơn vị thuốc dân tộc này thuộc dạng đơn vị đầu ngành đông y ở việt nam mà, chứ còn đông y chỗ khác cũng năm ăn năm thua lắm, chả biết chất lượng bác sĩ có tốt k, mà biết đâu lại toàn thày lang băm thì chết nữa

    7. Thu Ngân says:

      Cảm ơn cả nhà nhiều nhiều ạ, mình vừa liên hệ và đặt lịch gặp bác sĩ của bên Thuốc dân tộc rồi ạ, mình sẽ đến khám để bác sĩ xem và kê đơn chữa cho mình,

    8. chien nguyen says:

      Ko biết bạn bị lâu chưa , và hiện tại đã khỏi tình trạng này chưa, tôi cũng bị tình trạng giống bạn 2-3 năm nay r . Nhưng mỗi lần ăn xong , tôi lấy ngay hộp sữa chua nha đam ăn liền là nó ko ngứa , ko nổi mề đay , còn ko ăn thì vài phút sau là ngứa , với nổi từng mảng hết nói

  5. Phạm Hoàng Vy says: Trả lời

    Em bị mẩn ngứa, mề đay 2 năm nay rồi, cứ thay đổi thời tiết là bị dị ứng, nổi khắp người. Cứ gãi là nổi cục nổi đỏ to lắm ạ. Nếu tiếp xúc với nước rửa bát hay xà phòng là bị ngứa hơn, khó chịu vô cùng. Trong những loại thuốc này thì em sử dụng thuốc nào cho hiệu quả vậy? Em có uống thuốc tây rồi nhưng không khỏi hẳn

    1. Huỳnh Hiếu Kiên says:

      Ôi chao! Bạn cũng bị mẩn ngứa giống hệt tôi rồi… Làm sao để chữa dứt điểm có ai chỉ giúp!

    2. Hoàng Thị Thanh Thuý says:

      mọi người bị bệnh nổi mề đay hay mẩn ngứa do dị ứng điều trị bằng bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh này nè . trước em bị nổi mẩn ngứa khắp người chạy chưacx khắp nơi không hết bệnh, sau đó tìm hiểu đucowj mọi người giới thiều uống thuốc dòng họ Đỗ Minh hợp thầy hợp thuốc khỏi bệnh rồi đó nè
      >>>Bệnh ngứa ngoài da và cách chữa trị tốt nhất, an toàn nhất

  6. Trần Thị Quỳnh says: Trả lời

    Không có dấm táo thì sử dụng dấm gạo có được không vậy? Em không thấy chỗ em bán dấm táo nên không biết mua ở đâu.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thuốc Đông Y chữa dị ứng cơ địa (Có hướng dẫn chi tiết)

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thuốc tránh thai cần nhớ những điều này

TOP 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

4 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần nhận biết sớm

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Mẹo chữa dị ứng cua đồng nhanh và hiệu quả tức thì

Ẩn