Tại sao bà bầu thường bị dị ứng nổi mẩn ngứa?

hời kì mang thai có thể nói là giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng vất vả nhất của các chị em. Lúc này, bà bầu thường bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người khổ cực vô cùng. Chứng bệnh ngoài da thêm với tình trạng ốm nghén cánh màu râu không thể nào cảm nhận và thấu hiểu đủ.

Chắc hẳn các chị đều tự hỏi tại sao bình thường chẳng bao giờ bị ngứa da hay có mẩn gì nhưng đến khi mang bầu các chứng này lại kéo đến hành hạ mỗi ngày. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

vì sao bà bầu bị nổi mẩn ngứa
Vì sao bà bầu bị nổi mẩn ngứa? Bạn đã hiểu rõ?

Bà bầu thường bị dị ứng mẩn ngứa do đâu?

Khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có nhiều thay đổi cả ở trong lẫn ở ngoài, những sự thay đổi này vô tình dẫn đến nhiều rắc rối như ốm nghén, táo bón, dị ứng ngoài da.

Chị Hoàng Thùy, 25 tuổi, Hà Nội đang mang thai đứa con đầu lòng có chia sẻ: “Từ ngày em có thai đúng là sướng như tiên, ông xã với mẹ chồng chiều chuộng hết mực, em mang thai được 5 tháng rồi, mới đầu cũng không thấy khó khăn gì nhưng 1 tháng lại đây không biết sao mà em bị ngứa người điên cuồng, khó chịu không tả được, mấy chị đồng nghiệp có nói đây là hiện tượng thường bị khi có thai. Có ngứa em cũng cố chịu chứ chả dám uống thuốc gì vì sợ con bị ảnh hưởng, chỉ mong bệnh mau hết đỡ khổ”.

Có thể các chị em chưa biết, dị ứng mẩn ngứa trong thời gian mang bầu là cực kỳ phổ biến. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh dị ứng mẩn ngứa trên da khiến các chị muốn điên đầu vì ngứa ngáy chính là do một số yếu tố sau đây:

1. Sự thay đổi của hormone estrogen

Sự thay đổi các loại hormone trong thai kỳ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chị em phụ nữ. Đây là một trong những sự chuẩn bị cần thiết cho quá trình sinh nở của người mẹ. Tuy nhiên khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi cũng có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng đi kèm trong các hoạt động khác của người mẹ.

Tác động của sự thay đổi hormone estrogen và một số hormone khác sẽ gây ra một số xáo trộn nhất định như:

  • Kéo theo sự giãn nở của hệ thống tĩnh mạch, gây ngứa da âm ỉ, nổi mẩn ngứa.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, đại tiện khó, thèm ăn uống.
  • Da dẻ thay đổi màu sắc do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone trong thai kỳ.

Nhiều trường hợp, các dấu hiệu ngoài da chỉ xuất hiện trong một số thời điểm nhất định trong thai kỳ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các dấu hiệu ngứa da, dị ứng, sẽ xuất hiện thường xuyên trong suốt thời gian mang thai và chỉ bắt đầu ổn định dần một thời gian sau sinh.

thay đổi estrogen trong thai kỳ gây ngứa da
Thay đổi Estrogen là qúa trình cần thiết cho thai kỳ, tuy nhiên quá trình này cũng có thể dẫn đến một số thay đổi không mong muốn cho chị em phụ nữ, trong đó có ngứa da

2. Dị ứng mẩn ngứa trong thai kỳ do rạn da

Đặc điểm đáng chú ý ở chị em phụ nữ khi mang thai đó chính là quá trình tăng cân nhanh chóng. Nhiều chị phát hoảng khi thấy cơ thể thon thả trước kia phát phì khổng lồ khi mang thai. Tăng cân khiến lớp da ngoài, nhất là da bụng cũng giãn hết cỡ và có thể bị rạn, nứt gây ngứa, đau rất khó chịu.

Những khu vực thường bị cơn ngứa hành hạ nhiều nhất chính là bụng, ngực, hai bên đùi, bên hông. Biểu hiện thường thấy là các nốt ban màu hồng nhạt, có thể thêm mụn đỏ chủ yếu mọc thành đám. Hay có chị em cơ địa dị ứng lại bị nổi mẩn ngứa khắp người, đôi khi có cả mề đay.

mẩn ngứa do rạn da khi mang thai
Rạn da là một trong những yếu tố gây mẩn ngứa ở chị em phụ nữ mang thai

3. Dị ứng mẩn ngứa do các bệnh ngoài da

Đối với chị em phụ nữ trong thai kỳ, hệ thống miễn dịch sẽ tương đối yếu hơn so với những thời điểm khác trong năm. Đây cũng là lý do chị em dễ bị mắc thêm các bệnh ngoài da gây ra tình trạng mẩn ngứa, tạo ra cảm giác khó chịu ngoài da.

Mặt khác, tình trạng dị ứng mẩn ngứa do các bệnh ngoài da tái phát trong thai kỳ cũng không hiếm gặp, đặc biệt là ở những chị em đã từng có tiền sử bị dị ứng, mẩn ngứa trước khi mang thai. Khi bước vào thai kỳ sẽ dễ tái phát các triệu chứng này gây ra khó chịu nhiều hơn cho bệnh nhân.

Những bệnh ngoài da có thể gây mẩn ngứa, dị ứng dễ mắc phải trong thai kỳ gồm có:

  • Bệnh viêm nang lông.
  • Bệnh viêm da bọng nước.
  • Tăng tiết mồ hôi trong thai kỳ.

4. Các vấn đề về gan mật

Những vấn đề về gan mật là một trong những yếu tố góp phần gây ra tình trạng khó chịu và ngứa da. Ở các chị em phụ nữ trong thời gian mang thai, tình trạng rối loạn các vấn đề về gan mật cũng có thể dẫn đến tình trạng ngứa da, dị ứng. Các rối loạn này thường xuất hiện chủ yếu vào tuần 20 – 21 trong thai kỳ, phổ biến ở một số bệnh nhân.

Cải thiện tình trạng ngứa da ở bà bầu trong thai kỳ

Đối với chị em phụ nữ trong thai kỳ, các loại thuốc thường sử dụng rất hạn chế và thận trọng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu biểu hiện dị ứng không nghiêm trọng thì các mẹ có thể tìm đến những cách chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai  đơn giản như:

  • Dùng nước tắm ngoài da (nấu từ các loại thảo dược như lá khế, kinh giới, cây chút chút,…).
  • Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da như mật ong, các loại hoa quả  giàu vitamin để giúp đẩy lùi tình trạng ngứa da khó chịu.
  • Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là các loại thực phẩm mà cơ thể bạn có tiền sử ngứa ngáy, dị ứng.
  • Chú ý bổ sung nước đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngoài da.
  • Hạn chế cào, gãi ngoài da khi bị ngứa để tránh những ảnh hưởng khó chịu kéo dài dai dẳng hơn.
  • Chọn các loại sữa tắm có độ pH vừa phải để hạn chế tình trạng ngứa ngáy và khô da. Hạn chế sử dụng các loại các loại sản phẩm chăm sóc da có nồng độ baz cao, dễ gây kích ứng, dị ứng với da.
các loại kem giảm ngứa cho phụ nữ mang thai
Các loại kem giảm ngứa da cho phụ nữ mang thai chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng tùy tiện

Hi vọng với một số thông tin hữu ích dưới đây, bạn có thể sớm cải thiện tình trạng ngứa trong thai kỳ. Trường hợp cơn ngứa liên tục, không dứt ảnh hưởng đến sức khở và sinh hoạt thường ngày thì các chị nên đến bệnh viện để kiểm tra tốt hơn. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Phụ nữ mang thai cần biết:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:08 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị ứng da do cơ địa, thời tiết có chữa khỏi bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường không?

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Thuốc Đông Y chữa dị ứng cơ địa (Có hướng dẫn chi tiết)

Bị dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết, nên uống thuốc gì?

Khi bị dị ứng thuốc tránh thai cần nhớ những điều này

TOP 10 thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

4 Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn bố mẹ cần nhận biết sớm

Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao và cách xử lý tốt nhất cần biết

Mẹo chữa dị ứng cua đồng nhanh và hiệu quả tức thì

Ẩn