Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc là bệnh ngoài da có thể gây ra nhiều thương tổn như mụn nước, vảy tiết. Nhiều bệnh nhân khi không may mắc phải căn bệnh này thường thắc mắc không biết viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Có những cách nào để cải thiện tình trạng viêm da tiếp xúc?

Thắc mắc của bạn đọc từ Email (an_ath9603…@gmail.com): “Cháu năm nay 19 tuổi, cháu xin được hỏi bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách đây vài ngày cháu bị côn trùng đốt ở mặt (nhưng cháu không biết đó là con gì vì sau khi bị cắn cháu đập chết nó ngay lập tức).Cháu đã rửa vết thương bằng nước muối nhưng qua hôm sau lại thấy da ngứa rát, nổi ửng đỏ, phù nề và dài như vết cào xước. Sau đó, vết thương nổi mụn nước. Cháu lên trạm y tế gần nhà thì mấy cô bác sĩ bảo cháu bị viêm da tiếp xúc do côn trùng rồi cho thuốc về bôi và bảo hơn 1 tuần sau sẽ khỏi. Vậy, vết thương của cháu có để lại sẹo không ạ? Có cách nào ngăn ngừa sẹo không ạ? Nhờ chuyên mục tư vấn giúp cháu.”

Giải đáp

Chào bạn, đối với trường hợp như thắc mắc của bạn, đây là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng. Đối với bệnh lý này, chuyên mục xin được tư vấn và chia sẻ với bạn một số vấn đề sau:

Trước hết, bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng là một dạng viêm da cấp tính gây thương tổn trên bề mặt da. Bệnh thường xảy ra chủ yếu do bệnh nhân có các tiếp xúc trực tiếp với côn trùng hoặc gián tiếp bị dính các chất tiết này. Những dấu hiệu chính của bệnh gồm có:

  • Ngứa da, bị nổi mẩn đỏ
  • Dấu hiệu phồng rộp xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với côn trùng.
  • Da xuất hiện cảm giác đau rát khó chịu.
  • Những trường hợp nặng hơn bệnh nhân còn có thể bị hoại tử nếu như lượng độc tính cao, diện tích tiếp xúc rộng.

Ở nước ta, bệnh viêm da tiếp xúc có thể do nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau mà côn trùng chỉ là một trong số đó. Ngoài các loại côn trùng người bị viêm da tiếp xúc còn có thể đến từ một số nguyên nhân như các hóa chất nhất là chất tẩy, một số yếu tố kích ứng, dị ứng, các loại hóa mỹ phẩm, dung môi,…

Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Về vấn đề viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cách xử trí ban đầu, phát hiện và điều trị sớm, chăm sóc da đúng cách, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.

  • Trong trường hợp viêm da tiếp xúc ở mức độ nhẹ, được phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng cách, kết hợp với chăm sóc da đúng cách bệnh sẽ khỏi trong thời gian ngắn. Với những trường hợp này, sau thời gian từ 5 – 7 ngày các triệu chứng viêm da tiếp xúc sẽ biến mất và hầu như không để lại sẹo.
  • Tuy nhiên, trong những trường hợp không điều trị đúng cách dẫn đến vết thương lan rộng, can thiệp muộn, tình trạng viêm da tiếp xúc năng, trong thời gian điều trị chưa áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp thì có thể để lại sẹo trên da khi lành. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân viêm da tiếp xúc có tổn thương nặng và vết thương sâu.
viêm da tiếp xúc có thể để lại sẹo
Viêm da tiếp xúc có thể để lại sẹo nếu như chăm sóc và điều trị không đúng cách

Xử lí đúng cách khi bị viêm da tiếp xúc

Đối với những trường hợp viêm da tiếp xúc, xử trí đúng cách rất quan trọng vì có thể giúp điều trị bệnh sớm, tránh được các biến chứng không mong muốn cũng như hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Bạn nên chú ý một số cách xử lí dưới đây:

  • Đối với các loại côn trùng có khả năng gây viêm da tiếp xúc như kiến ba khoang, con giời, sâu ban miêu, tuyệt đối không đập mà phải thổi nhẹ cho côn trùng bay đi. Nếu đập sẽ làm cho chất độc dây ra tay.
  • Đối với trường hợp tiếp xúc với các loại hóa chất, nhất là hóa chất mạnh cần rửa với vòi nước sạch sau đó lau khô và đến cơ sơ y tế gần nhất.
  • Khi có các dấu hiệu ban đầu của viêm da tiếp xúc như vết đỏ, mụn nước trên da, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn có thể kết hợp vệ sinh da với nước muối sinh lý Natri Clorua 0.9%.
  • Tùy theo tình trạng thương tổn trên da mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau như thuốc mỡ bôi ngoài da, các loại dung dịch, hồ nước, các loại kem corticoid, một số thuốc kháng histamine.
  • Trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, tuyệt đối không được gãi lên vết thương, kể cả khi bị ngứa để tránh làm da thương tổn nặng hơn và gây ra nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Không tự ý lạm dụng các loại thuốc điều trị, tự ý sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Dùng thuốc điều trị không đúng chỉ định có thể làm cho tình trạng da tiến triển nặng hơn.

Hi vọng, với một số hướng dẫn hữu ích trên đây, bạn sẽ sớm cải thiện được tình trạng viêm da tiếp xúc một cách hợp lí, tránh được các biến chứng cũng như nguy cơ để lại sẹo trên da. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Một số thông tin hữu ích về bệnh viêm da tiếp xúc

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn