Cách tắm lá lốt chữa bệnh vảy nến

Tắm nước lá lốt chữa bệnh vảy nến là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả rất tốt. Vậy vì sao có thể dùng lá lốt để chữa trị chứng bệnh này? Cách thực hiện bài thuốc ra sao? Nếu bạn muốn có được những lời giải đáp chính xác nhất cho các vấn đề này thì đừng nên bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Vì sao có thể chữa bệnh vảy nến từ lá lốt?

Ngoài việc được sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc được dùng để chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon thì lá lốt còn được biết đến với công dụng như là một vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh vảy nến. Vậy thì do đâu mà tắm nước lá lốt có thể chữa được chứng bệnh này?

Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm, vị cay, tính ấm, có khả năng làm ấm tì vị, làm tan khí lạnh, chỉ thông và hạ khí, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, chướng bụng đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, trị phong thấp, chữa đau răng, đau đầu…Thêm vào đó, trong lá lốt có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa cao. Vì lý do này mà chúng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp phục hồi nhanh chóng các vết thương.

Lá lốt có thể chữa được bệnh vảy nến
Lá lốt có thể chữa được bệnh vảy nến

Chính vì những dược tính có trong lá lốt mà chúng thường được dùng để chữa các bệnh về da liễu, đặc biệt là bệnh vảy nến. Nếu bạn còn chưa biết cách chữa bệnh vảy nến từ lá lốt, hãy xem tiếp bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện bài thuốc này một cách chi tiết nhất.

Hướng dẫn cách tắm lá lốt chữa bệnh vảy nến

Vảy nến là một trong những căn bệnh ngoài da gây ra rất nhiều phiền phức cho người bệnh. Không những gây mất thẩm mỹ mà chúng còn gây đau đớn và ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân. Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da, các bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu những triệu chứng của bệnh bằng cách dùng nước lá lốt để tắm.

Để thực hiện bài thuốc này, bạn có thể sử dụng lá lốt ở 2 dạng là tươi và khô. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện:

1. Chữa vảy nến bằng cách tắm nước lá lốt khô

Nếu bạn là một người bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị lá lốt tươi thì có thể lấy thật nhiều lá lốt tươi mang đi phơi cho khô. Sau đó bỏ vào túi ni lông kín để bảo quản. Cứ mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy khoảng 10 nhánh, mang đi rửa sạch rồi đun với nước. Dùng nước này để pha với nước tắm như khi dùng lá lốt tươi.

Mặc dù cách này rất thuận tiện và tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng hiệu quả chữa bệnh của chúng thường không được như khi sử dụng lá lốt tươi. Do đó, nếu có thể thì bạn chỉ nên dùng lá lốt tươi để chữa bệnh.

2. Tắm nước lá lốt tươi chữa bệnh vảy nến

Bạn chuẩn bị khoảng 10 cây lá lốt tươi còn cả gốc mang đi rửa sạch, bỏ vào nồi và đun sôi với khoảng 2 lít nước. Đun cho đến khi nước sôi thì dùng nước này pha với nước lạnh cho âm ấp rồi tắm. Bạn thực hiện cách chữa trị này khoảng 2 -3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Cứ kiên trì thực hiện một thời gian, các triệu chứng bệnh như ngứa da, bong tróc da, đau rát… sẽ giảm đi rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá lốt tươi hoặc xác của cây lá lốt vừa mới nấu, vò cho nát rồi đem chà lên vùng da bị bệnh. Cách này cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Tắm nước lá lốt thường xuyên làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến
Tắm nước lá lốt thường xuyên làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến

Ngoài việc dùng nước lá lốt để tắm, bạn có thể dùng nước lá lốt để uống trực tiếp hoặc dùng để chế biến các món để ăn hàng ngày. Áp dụng theo cách này cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt.

Cần lưu ý gì khi sử dụng lá lốt chữa bệnh vảy nến?

Dùng nước lá lốt chữa bệnh vảy nến là cách điều trị được khá nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả khá tốt. Hơn nữa chúng lại khá an toàn, thường không gây ra tác dụng phụ hay dị ứng. Tuy nhiên, để việc chữa bệnh vảy nến từ lá lốt mang lại hiệu quả tốt, bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

+ Trước khi tắm nước lá lốt, bạn nên tắm qua một lần với nước sạch để loại bớt những bụi bẩn bám trên người.

+ Để có hiệu quả tốt hơn, bạn hãy dùng nước lá lốt vừa đun sôi hòa với nước lạnh trong một cái chậu lớn rồi ngâm mình trong đó khoảng 15 – 20 phút.

+ Trong thời gian điều trị bệnh vảy nến, bạn không nên dùng bất cứ loại sữa tắm nào.

+ Không dùng nước lá lốt để tắm quá 2 lần mỗi ngày, nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần để thuốc mang lại hiệu quả. Những ngày không tắm nước lá lốt thì bạn nên tắm với nước ấm.

+ Sau khi tắm nhớ phải vệ sinh dụng cụ tắm thật sạch sẽ, tốt nhất là nên dùng riêng những đồ dùng vệ sinh, dụng cụ tắm giặt khi đang trong thời gian điều trị bệnh.

+ Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, nhẹ và thoáng. Mặc những bộ đồ áo bó chặt sẽ khiến cho bệnh của bạn càng ngày càng tệ hơn.

+ Bên cạnh việc tắm nước lá lốt, để bệnh nhanh được chữa khỏi bạn nên kết hợp với các loại thuốc bôi da chuyên đặc trị chứng bệnh này.

Trên đây là cách tắm nước lá lốt chữa bệnh vảy nến mà chúng tôi giới thiệu cho các bạn. Mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến từ loại cây này khá dễ làm, ít tốn kém, an toàn và mang lại tác dụng chữa bệnh tốt. Bài thuốc này mang nhiều ưu điểm như vậy, tại sao các bạn lại không thử áp dụng để điều trị cho chính mình?!

Có thể bạn muốn xem

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn