Dị ứng mạt bụi nhà và những tác hại không được xem thường

Vậy bạn đã biết mạt bụi nhà là gì hay chưa? Những tác hại từ chúng gây nên là gì và làm sao để khắc phục? Các chuyên gia sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về chứng dị ứng mạt bụi nhà để phòng bệnh tốt hơn:

Nghe khó tin nhưng có thể bạn đang bị dị ứng mạt bụi nhà khi mà cơ thể bị nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy, hắt hơi, sổ mũi không rõ nguyên nhân. Nhiều người không nắm được về loại ký sinh này dễ gây nên những hiểu sai và điều trị không đúng cách khiến bệnh lý không thuyên giảm.

Dị ứng mạt bụi là căn bệnh rất dễ gặp phải

I. Những thông tin cần biết về dị ứng mạt bụi nhà

Theo Giáo sư, TS – BS Lê Hoàng Minh Luận cho biết, các bệnh lý liên quan đến da liễu đang ngày càng tăng nhanh về số lượng bệnh nhân, mỗi năm tăng đến 12,76% và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong ở người có cơ địa dị ứng. Bác sĩ Luận chia sẻ rằng, có một số triệu chứng của bệnh da liễu và những bệnh lý về đường hô hấp liên quan rất lớn đến việc dị ứng mạt bụi nhà tạo thành.

Mạt bụi nhà thuộc chủng vi sinh vật có kích thước cơ thể vô cùng nhỏ bé, vào khoảng 0.1 – 0.3 mm nên chúng ta khó quan sát được bằng mắt thường. Mạt bụi nhà được các chuyên gia xếp vào lớp hình nhện và thường sống ký sinh ở các vật dụng trong gia đình như khăn mặt, khăn tắm, chăn ga, gối, giường, nệm, thảm trải nhà… và con mạt nhà là tác nhân “đóng góp” rất lớn ở những người trường hợp bị dị ứng ngoài da gây xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy…

Tác nhân gây dị ứng mạt bụi có thể tấn công bất kỳ lúc nào

Thức ăn của mạt bụi nhà thường là những mảnh vụn hữu cơ trong môi trường sống của con người như gàu, tế bào da chết, thực phẩm bị ôi mốc… và chúng thường đào thải ra phân hoặc khi chết để lại xác phát sinh ra những dị nguyên, và cũng là tác nhân chính gây chứng dị ứng ngoài da cho người bệnh.

Mạt bụi nhà có điều kiện phát triển và sinh sản quanh năm ở khí hậu bình thường, nhiệt độ từ 15 – 33 độ C, độ ẩm không khí dao động khoảng 60 – 80% nên chúng thường xuyên xuất hiện trong không gian sống của con người, trên những vật gia dụng như giường chiếu, nệm, ga trải giường, thảm trải nhà, đồ vải, kho hàng hóa, ngũ cốc, thức ăn…

Một con mạt bụi nhà thường thải ra môi trường xung quanh trung bình khoảng 35 hạt phân trong một ngày. Phân của chúng thường rất nhẹ và nhỏ, theo gió và bay khắp không khí nên nếu bạn hít phải thì rất dễ gặp tình trạng bị dị ứng.

Khi bạn bị dị ứng mạt bụi nhà, não bộ sẽ ra mệnh lệnh cho hệ miễn dịch sản sinh ra các thực bảo và kháng thể kháng cự lại sự xâm nhập của dị nguyên từ phân mạt bụi nhà, từ đó sẽ sản sinh và giải phóng một lượng khá lớn histamin gây nên tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, có khi là phù nề niêm mạc phổi, xoang mũi và sưng mắt. Ngoài ra, người bị dị ứng mạt bụi nhà còn có thể xuất hiện tình trạng chảy nước mắt, nước mũi, ngứa ngáy, viêm mũi dị ứng, khó thở, lên cơn hen suyễn…

II. Những cách phòng chống mạt bụi nhà hiệu quả

BS Luận cho biết, việc tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn mạt bụi nhà là hoàn toàn không thể, nhưng bạn có thể hạn chế sự sinh sôi, phát triển của chúng bằng cách dọn dẹp, lau chùi, vệ sinh nhà ở thường xuyên sẽ loại bỏ phần lớn tác hại và dấu hiệu dị ứng mà mạt bụi nhà có thể gây nên.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên là cách chống dị ứng mạt bụi hiệu quả

Những người có cơ địa dị ứng, có tiền sử bị viêm mũi, hen suyễn, nổi mề đay do dị ứng do mạt bụi nhà và chủ động phòng bệnh bằng những biện pháp cấp tiến sau đây:

  • Thường xuyên chú ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo. Một tuần cố gắng lau dọn 2 – 3 lần để không gian sống xung quan không quá tối tăm, ẩm thấp vì đây là môi trường thuận lợi và là điều kiện sinh sôi của mạt bụi nhà.
  • Nơi phòng khách và phòng ngủ nên thường xuyên sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng, ngăn nắp, thoáng khí, cho không gian có ánh sáng chiếu vào để xua tan mùi ẩm mốc và tránh bụi bẩn.
  • Nên siêng dọn dẹp, vệ sinh phòng ngủ, mỗi tuần nên giặt chăn, ga, chiếu, áo gối… và phơi phóng ngoài nắng để diệt mạt bụi nhà và tăng cường cải thiện chất lượng giấc ngủ,
  • Những đồ vật, dụng cụ lau chùi như khăn, miếng mút lau chén… nên cho vào một chút nước để lau sạch bề mặt có thể có mạt bụi nhà, sau đó đem đi phơi không cho mạt bụi nhà có cơ hội phát triển. Và cần lưu tâm là không dùng những vật dụng lau dọn này phơi trong nhà khiến bụi bẩn và mạt bụi theo gió phát tán vào không khí.
  • Những vật dụng trong gia đình cần bày trí ngăn nắp, thu xếp gọn gàng, giảm trưng bày những đồ đạc dễ làm nơi trú ẩn cho mạt bụi nhà như thú nhồi bông, các đồ trang từ len, dạ, bố, nỉ…

Hy vọng với những thông tin hữu ích được chia sẻ vừa qua sẽ giúp bạn có thông tin cụ thể và hiểu rõ hơn về dị ứng mạt bụi nhà, giúp giảm dị ứng và những tác hại của vi sinh vật này gây cho sức khỏe.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bạn nên tham khảo thêm:

Bài thuốc chữa trị dị ứng da mẩn ngứa hiệu quả

Những dấu hiệu dị ứng bao cao su và cách xử lý kịp thời

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị Ứng Thời Tiết – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Chuyên Gia Chỉ Cách Giải Quyết Triệu Chứng Dị Ứng Thời Tiết An Toàn, Không Tái Lại

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt bạn đã biết

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Dị ứng băng vệ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ẩn