Hiện tượng dị ứng bỉm ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh và cách đối phó

Dị ứng bỉm ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, nhưng bố mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng này có thể cải thiện được nếu điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các mẹ một số cách đối phó hiệu quả.

Dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ em

Dị ứng bỉm xảy ra ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với bỉm, thường xảy ra sau khi chuyển sang dùng bỉm mới hoặc đóng bỉm quá lâu. Chứng dị ứng này có những dấu hiệu dễ nhận thấy là:

  • Tại phần mông, dưới bụng và nằm trên bẹn nổi lên những nốt mẩn ngứa hoặc mụn li ti, chi chít.
  • Những vùng tiếp xúc trục tiếp có cảm giác đau rát, nóng lên, da bị tróc, đỏ lên.
  • Thậm chí, một số bé còn bị lở loét, đỏ rát vùng hậu môn, đi ngoài đau rát, nước tiểu có mùi hôi.
  • Trong một số trường hợp nặng, trẻ sẽ bị nổi mẩn ngứa, mề đay, nốt đỏ khắp cả người và xuất hiện dấu hiệu sốt.

Dị ứng bỉm ở trẻ em có nguy hiểm không? Nếu như dị ứng bỉm nhẹ, do chuyển sang bỉm mới gây nên, trẻ không quen thì chỉ cần dùng thuốc bôi là có thể cải thiện. Tuy nhiiên, khi nhận thấy những triệu chứng nặng như lở loét hậu môn, sốt, mề đay khắp người thì có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nên cần được điều trị kịp thời.

Trẻ bị dị ứng bỉm phải làm sao?

Khi nhận thấy những dấu hiệu, các mẹ nên điều trị kịp thời để tránh gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ trong sinh hoạt. Dưới đây là một số cách điều trị mà bạn có thể tham khảo.

1. Bé bị dị ứng bỉm bôi thuốc gì?

Các mẹ có thể dùng phấn bột, phấn rơm hay dầu cho trẻ nhỏ để thoa vào những vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Hoặc có thể sử dụng một số bài thuốc đông y từ các vị thuốc tự nhiên như sau:

  • Bài thuốc 1: Rửa sạch 30g lá phèn đen và 30g lá chè xanh rồi đem đi nấu với 400ml nước để lấy nước, chờ nước nguội đều đem ngâm vùng bị dị ứng bỉm. Tiếp theo, bạn rửa sạch 20g quả cà dại hoa trắng với 15g lá lốt, giã nát rồi đắp lên vùng mông khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước mát, nên thực hiện mỗi ngày 1 lần.
  • Bài thuốc số 2: Đem rửa sạch 30g lá trầu không, nấu cho sôi rồi thêm 1 cục phèn chua vào. Để nước nguội rồi ngâm vùng mông bị dị ứng bỉm. Có thể dùng lá trầu không chà xát lên để tăng thêm tính hiệu quả.
  • Bài thuốc 3: Rửa sạch lá khế tươi, giã nát rồi thêm muối vào cùng nước sôi. Lọc lấy nước cốt, để hơi ấm rồi thoa lên vùng da bị mẩn ngứa. Mỗi ngày thực hiện một lần.

2.  Chăm sóc bé bị dị ứng bỉm

Chăm sóc trẻ bị dị ứng bỉm

Bên cạnh đó, các mẹ nên quan tâm đến cách chăm sóc vùng da dị ứng bỉm ở trẻ em, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi thấy những nốt đỏ, mẩn ngứa ở vùng tiếp xúc với bỉm thì các mẹ nên bỏ bỉm ngay lập tức, không nên đóng bỉm tiếp tục vì sẽ làm tình trạng dị ứng thêm tồi tệ.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng với nước ấm hoặc các nước thảo dược tự nhiên bên trên để loại bỏ hóa chất gây kích ứng trong bỉm.
  • Hạn chế dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa trong giai đoạn này vì có thể làm kích ứng thêm trầm trọng.
  • Theo dõi tình trạng dị ứng bỉm ở trẻ, nếu như phát hiện dấu hiệu chuyển biến nặng thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị triệu chứng.
  • Chỉ được dùng thuốc trong trường hợp được bác sĩ kê đơn, không tự ý mua thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Ngăn ngừa dị ứng bỉm ở trẻ em

Mặc dù dị ứng bỉm ở trẻ em không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên các mẹ hãy có biện pháp phòng tránh như sau:

  • Chọn mua các loại bỉm uy tín, đảm bảo chất lượng qua kiểm duyệt, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Không chọn những loại bỉm chứa hóa chất, nguồn gốc xuất xứ và chất lượng không được đảm bảo.
  • Tuyệt đối không để bé dùng lại bỉm cũ, vì sẽ gây nhiễm khuẩn, dị ứng mông và bộ phận sinh dục.
  • Thường xuyên thay bỉm cho trẻ, không nên để hơn 8 giờ.
  • Chọn loại bỉm có kích thước phù hợp với trẻ, không quá chật hay quá rộng mà không có tính thấm hút, không nên đóng bỉm quá lâu sẽ gây bí bách.
  • Nên để cho vùng mông, bộ phận sinh dục của trẻ được khô thoáng.
  • Có thể sử dụng một số loại kem chống hăm da, phấn rơm sau khi tắm hoặc thay bỉm cho trẻ.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm rồi lau khô sau mỗi lần thay bỉm.

Xử lý kịp thời và đúng cách sẽ giảm những khó chịu do dị ứng bỉm ở trẻ em. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ có ích cho các mẹ. Trong trường hợp tình trạng dị ứng chuyển biến nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

→ Có thể bạn quan tâm:

3/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc chữa mề đay mãn tính của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Cuộc đời ‘sang trang mới’ nhờ trị dứt điểm bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, mề đay đặc biệt là mề đay mãn tính không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn