Nguyên nhân dị ứng ngoài da

Dị ứng vừa là một chứng bệnh thông thường, dễ mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng khác nhau trong cuộc sống Một số người còn có thể bị dị ứng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là tổng hợp môt số nguyên nhân gây dị ứng thường gặp phải nhất trong cuộc sống hằng ngày.

những nguyên nhân dị ứng ngoài da thường gặp
Những nguyên nhân dị ứng ngoài da thường gặp trong cuộc sống

Những nguyên nhân dị ứng ngoài da thường gặp

1. Dị ứng phấn hoa

Phấn hoa (Pollen allergies) là một trong những yếu tố kích ứng phổ biến nhất trong cuộc sống. Người có cơ địa dị ứng phấn hoa dễ bị ngứa ngáy, chảy mũi, chảy nước mắt khi tiếp xúc với một số loại phấn hoa.

Đặc biệt, dị ứng phấn hoa dễ bùng phát vào mùa xuân, hạ – thời điểm mà nhiều loại hoa bắt đầu nở. Ở một số nước châu Âu, dị ứng phấn hoa có tỉ lệ đặc biệt cao.

2. Dị ứng với nấm mốc

Dị ứng với nấm mốc (Mold allergies) là một trong những dạng dị ứng gặp nhiều ở các nước nhiệt đới. Các loại nấm mốc hiện nay đều có thể phát triển tại các khu vực ẩm ướt trong môi trường hay ngay ở trong gia đình tại các vị trí góc khuất, tầng hầm, trong phòng tắm,…

Khi bị dị ứng với nấm mốc, bệnh nhân có thể bị ngứa, chảy nước mũi, ngứa ngoài da, hắt hơi, ho, nghẹt mũi và ngứa mắt. Ở những người bị suyễn hoặc có tiền sử bị suyễn, tình trạng bệnh có thể nặng nề hơn.

dị ứng với các loại nấm mốc
Dị ứng với các loại nấm mốc

3. Dị ứng lông động vật

Dị ứng lông động vật (Animal dander allergies) là một trong những dạng dị ứng khá thường gặp. Đa số trường hợp dị ứng lông động vật thường xuất phát từ những loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo, các loại chim cảnh. Dị ứng lông động vật có t

Tương tự như các dạng dị ứng khác, dị ứng lông động vật cũng làm cho da bị ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể bị chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, khó thở, tức ngực và nghẹt mũi.

4. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm (Food allergies) là dạng dị ứng rất đa dạng, phong phú. Người có cơ địa dị ứng thực phẩm có thể kích ứng với một số loại thực phẩm bao gồm:

  • Các loại thịt như thịt bò, thịt heo.
  • Một số loại hải sản như tôm, cua, cá,…
  • Các loại hạt, đậu như đậu phộng, đậu nành.
  • Một số loại ngũ cốc, lúa mì.
  • Ngoài ra một số loại thực phẩm khác cũng có thể gây dị ứng ở một số cơ địa khác nhau ở người bị dị ứng.

Dị ứng thực phẩm có nhiều mức độ, người bị dị ứng có thể bị ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa và chảy nước mắt. Nặng hơn, người bệnh có thể bị ngộ độc hay thậm chí bị sốc phản vệ, rất nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên rất may là dị ứng thực phẩm thường chỉ ở một mức độ nhẹ.

dị ứng với các loại thực phẩm
Dị ứng với các loại thực phẩm

5. Dị ứng với bụi ve

Bụi ve hay còn gọi là con mạt nhà (House dust mites). Loài sinh vật này khá nhỏ bé, có trong nhiều ngóc ngách tại các hộ gia đình. Chúng sinh sống bằng cách ăn các mảng da chết rải rác trong nhà của chúng ta, ăn các thực phẩm mốc hoặc ăn các mạt gỗ trong nhà.

Sau khi tiêu hóa các vụn hữu cơ trong nhà của chúng ta, các loại bụi ve, mạt sẽ thải ra các phân và một số chất dây dị ứng. Các thành phần này có thể gây ra ngứa ngáy, khó chịu ngoài da nếu tiếp xúc phải với các chất này.

7. Kim loại

Dị ứng kim loại (metal allergies) là dạng dị ứng khá phổ biến. Một số kim loại thường gây ra dị ứng phổ biến gồm có niken, coban, crom, đồng, chì, sắt và một số kim loại khác. Đây là những kim loại thường được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống. Những vật dụng hằng ngày dùng nguyên liệu kim loại, mạ các kim loại này lên bề mặt nếu dùng cho người bị kích ứng, dị ứng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.

dị ứng kim loại
Dị ứng với kim loại thường gặp nhất là dị ứng chì, nikel, crom, coban, sắt

8. Hóa chất

Dị ứng hóa chất (Chemiscal allergies) rất đa dạng và phong phú, thông thường người có cơ địa dị ứng thường có các kích thích khi tiếp xúc với một số loại hóa chất như:

  • Các loại chất tẩy.
  • Một số loại dung môi, các loại sơn.
  • Những loại chất nhuộm, phẩm màu.
  • Xăng dầu và một số loại hóa chất khác.

Có thể thấy các nguyên nhân gây dị ứng rất phong phú, đa dạng và gây ra nhiều khó chịu. Nếu điều trị không hiệu quả, tình trạng dị ứng có thể tiến triển nặng hơn. Chính vì vậy, bệnh nhân khi có các dấu hiệu dị ứng, kích ứng cần chú ý thăm khám, điều trị sớm để cải thiện tình trạng da. Hi vọng một số thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Hiểu thêm về dị ứng ngoài da

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:08 - 03/10/2021

Bình luận (4)

  1. Han Lam says: Trả lời

    Cho e hỏi e bị nổi các cục nhỏ đỏ đỏ li ti nhưng nó nổi ca mấy năm nay k lặn và k có triệu trứng ngứa gì hết nó nổi been 2 vai của e cho e hỏi đây là bệnh gì v mấy anh chị

  2. Hà Nguyễn says: Trả lời

    Gần đây em cũng bị nổi ngứa khắp vùng lưng và gan bàn chân, các nốt ngứa nhiều khi to bằng ngón tay (kiểu như bị muỗi đốt). Cho em hỏi đây là loại bệnh gì ạ?
    (Có thẻ gửi trả lời vào mail giúp em không ạ? Em xin cám ơn!)

    1. Bùi Thị Vân Anh says:

      bị như vậy là bệnh nổi mề đay như mình rồi bạn , tôt nhất mới bị bạn lên điều trị sớm đi không để không điều trị càng ngày càng lan rộng ra ngứa khổ lắm đó . bạn tham khảo bài thuốc này mà điều trị nè mình điều trị bằng thuốc này ổn rồi đó .
      http://www.benhmedaymanngua.com/chua-khoi-me-day-sau-sinh-bang-bai-thuoc-gia-truyen-dong-ho-minh.html

  3. Văn Khải says: Trả lời

    cho tôi hỏi thuốc bạn điều trị ở đâu có bán vậy tội bị nổi mề đay mẩn ngứa mà uống thuốc tiêu ban thủy quảng cáo trên ti vi mà gần 3 tháng này vẫn chưa hết ngứa nữa .

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Bài thuốc chữa mề đay mãn tính của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Cuộc đời ‘sang trang mới’ nhờ trị dứt điểm bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, mề đay đặc biệt là mề đay mãn tính không?

Chữa dị ứng bằng phương pháp dân gian

Biểu hiện ngứa mắt do dị ứng

Bất ngờ cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong tại nhà

Sử dụng thuốc uống trị dị ứng da mặt loại nào?

Khi bị dị ứng da mặt nên ăn gì và kiêng ăn gì

Lời giải đáp dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? có tự khỏi không?

Ẩn