Mẹo giúp phòng chống bệnh nấm da lây lan

Khi bị nấm da, các bạn cần biết mẹo giúp phòng chống bệnh nấm da lây lan để nhanh chóng kiểm soát bệnh. Nấm da là một loại bệnh có khả năng lây lan rất nhanh, nếu không phòng tránh kịp thời có thể lây lan ra toàn thân và lây lan sang cho người khác.

Các bệnh nấm da thường gặp hiện nay

Nấm kẽ

meo-giup-phong-chong-benh-nam-da-lay-lan2

Nấm kẽ hay gặp ở những người có đặc thù nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước không vệ sinh, chất độc hóa học, ngâm nước trong thời gian dài,… Nấm kẽ thường có biểu hiện ở các dạng tróc vảy, mụn nước và viêm ở các kẽ tay chân, kẽ nách, kẽ háng.

Nấm thân (nấm hắc lào)

Nấm thân với điển hình là bệnh hắc lào, các vệt màu đỏ và có hình tròn như đồng tiền nổi lên, có ranh giới rõ rệt và nổi mụn nước lấm tấm. Hắc lào có thể nhanh chóng lây lan ra các bộ phân cơ thể và lây cho người khác, bệnh gây ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào ban đêm.

Nấm tóc

meo-giup-phong-chong-benh-nam-da-lay-lan1

Bệnh nấm tóc thường là do vi khuẩn trichophyton gây ra với các biểu hiện tổn thương da đầu. Da đầu xuất hiện các vết tròn nhỏ, có vảy và bong tróc rất ngứa. Nấm da đầu có thể gây rụng tóc và hói đầu rất mất thẩm mỹ.

Nấm móng

Biểu hiện của bệnh nấm móng là có các bờ ở hai bên cạnh của móng tay hay móng chân. Móng bị nấm có màu đục hơn, bị lồi ra hay lõm vào, trên mặt móng có các rãnh. Nấm móng không chữa trị nấm sẽ lây lan sang các móng khác, móng sù sì và ngứa ngáy, mưng mủ.

Bệnh lang ben

Lang ben là các đốm da có màu sắc khác với màu da thông thường, hay có dạng màu trắng hay màu cà phê sữa. Lang ben lây lan rất nhanh, nhất là khi đổ nhiều mồ hôi.

CÁC THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BỆNH NHÂN NẤM DA:

Mẹo giúp phòng chống bệnh nấm da lây lan

meo-giup-phong-chong-benh-nam-da-lay-lan4

Để phòng bệnh nấm da lây lan, các bạn cần có mẹo phòng bệnh nấm da thật hiệu quả, tốt nhất là nên thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Không được gãi lên chỗ bị nấm da, gãi sẽ khiến nấm da lây lan và lở loét rất khó chữa trị.
  • Khi phát hiện bị nấm da, dù là dạng nấm nào thì cũng nên đi tắm bằng nước ấm trước, sau đó thay quần áo nhẹ thoáng, sạch sẽ.
  • Dùng thuốc bôi nấm phù hợp với bệnh của mình, không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh gây phản ứng phụ.
  • Rắc bột chống nấm xung quanh nhà, nhất là ở các ngóc ngách để phòng bệnh lây lan cho người xung quanh.
  • Giặt giũ quần áo và các đồ dùng sinh hoạt bằng vải như chăn màn, rèm cửa, khăn mặt,…
  • Dùng riêng đồ dùng vệ sinh cá nhân để tránh lây bệnh nấm cho người khác.
  • Ăn uống các chất dinh dưỡng có lợi. Lúc này, không nên ăn các thực phẩm dễ gây ngứa hay dị ứng như tôm cua, nhộng, sữa bò, xúc xích,…
  • Bệnh nhân bị nấm da cần nghỉ ngơi để quên cơn ngứa ngáy và để phục hồi sức khỏe.

Thực hiện theo các mẹo giúp phòng chống bệnh nấm da lây lan như đã hướng dẫn, bệnh nấm da sẽ không thể lây lan, người bệnh cũng mau hồi phục hơn.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn