Rối loạn da mãn tính Rosacea và cách điều trị

Rosacea là một chứng bệnh rối loạn da mãn tính xuất hiện do sự gia tăng kích thước các tuyến bã nhờn và sự giãn nở bất thường của các mao mạch ở vùng da mặt. Bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm và khó chữa trị, gây mất thẩm mỹ ở da mặt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn da mãn tính Rrosacea là bệnh gì?

Rosacea là một chứng bệnh rối loạn da mãn tính xuất hiện do sự gia tăng kích thước các tuyến bã nhờn và sự giãn nở bất thường của các mao mạch ở vùng da mặt. Rosacea thường không xuất hiện ở thời kỳ thiếu niên, tuổi dậy thì mà chỉ xảy ra ở những người đã trưởng thành (từ 30 – 50 tuổi), đặc biệt là phụ nữ.


Nguyên nhân gây rối loạn da mãn tính Rosacea vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh này có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, phản ứng bất thường với ánh nắng mặt trời hoặc cũng có thể là sự kết hợp cả hai yếu tố trên. Bệnh Rosacea có thể kéo dài trong nhiều năm và khó chữa trị, gây mất thẩm mỹ ở da mặt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì ?

Dấu hiệu hiệu điển hình của bệnh Roscea là hiện tượng phát ban đỏ kéo dài khắp vùng trán và má, có thể cả vùng cổ và ngực; da khô và sẩn đỏ có mủ dễ nhầm với mụn trứng cá; da dày lên và biến dạng da; trứng cá đỏ ở vùng mắt gây phù; mũi to ra và bị biến dạng. Các triệu chứng của bệnh có khuynh hướng phát triển theo thời gian qua các giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: 

Mặt đỏ bừng rất dễ bị nhầm lẫn với gương mặt hồng hào. Có cảm giác nóng rát ở mặt như uống rượu, đỏ mặt từng lúc. Tình trạng này càng trở nặng khi gặp gió lạnh, những lúc thần kinh căng thẳng hoặc ăn đồ cay nóng khiến mặt bị ửng đỏ.

  • Giai đoạn 2:

Vùng má, mũi đỏ tấy do các mạch máu nhỏ ở khu vực này ngày càng giãn nỡ, dễ nhìn thấy dưới da. Nhiều người có thể còn cảm thấy đau nhức hoặc nóng rát, căng tức ở da mặt…

  • Giai đoạn 3:

Vết ửng đỏ lan rộng ra, kèm theo những sẩn trứng cá, các nốt mụn mủ nhỏ mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vùng trán, cằm và mũi. Da tiết nhiều chất nhờn và lỗ chân lông giãn to hơn. Ngoài ra, một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, teo da, dày da do vảy sừng ăn sâu vào lỗ chân lông.

  • Giai đoạn 4:

Ban đỏ thường xuyên sâu hơn, có các sẩn, mụn mủ, các cục tròn đỏ đục, có trứng cá. Mũi và khu vực trung tâm của khuôn mặt bị sưng tấy và gia tăng kích thước, phình to lan đến tận tai, gây biến dạng mũi, da mũi chuyển từ đỏ sang tím, sần sùi, còn được gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua. Phù quanh mắt và trán do tăng sản tuyến bã. Giai đoạn này thường gặp ở nam giới nhưng đây là tình trạng rất nặng, rất ít trường hợp bệnh phát triển đến giai đoạn này.

Điều trị rối loạn da mãn tính Rosacea 

1- Phương pháp điều trị bệnh rối loạn da mãn tính Rosacea

  • Điều trị tại chỗ

Với các sần mủ: Dùng Metronidazol gel 0,75% thoa lên vùng da bệnh 2 lần/ ngày hoặc bôi bôi mỡ kháng sinh loại Erythromycin gel hay Acid azelaic có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa.

Với thể sẩn mủ không đáp ứng kháng sinh thì dùng kem Eurax, dung dịch Lindane hoặc xà phòng có lưu huỳnh và Salicylic acid.

Trường hợp giãn mạch, mũi sư tử thì điều điều trị bằng đốt Laser CO2, đốt điện có thể giúp cải thiện các triệu chứng đỏ bừng mặt, tấy đỏ và sưng mạch máu. Tuy nhiên, cần thận trọng vì phương pháp này có thể gây co mạch máu, gây bất thường màu da, phồng rộp, để lại sẹo, không giúp chữa bệnh tận gốc.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Bài thuốc chữa bệnh dị ứng da mẩn ngứa hiệu quả nhất

  • Điều trị toàn thân

Sử dụng thuốc theo đường uống với liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Tham khảo: Metronidazol 250 mg 2 viên/ ngày.

Tuy nhiên, thuốc này dùng nhiều có thể làm giảm bạch cầu nên bác sĩ có thể thay thế bằng:

+ Tetracyclin 250 mg: 4 viên ngày, trong 3 tuần.

+ Erythromycin 1 g/ngày, chia 2 lần/ngày, trong 2-4 tuần.

Liều duy trì từng đợt, dùng 1 trong các thuốc sau:

+ Tetracyclin 250 mg: 2 viên/ngày, trong 9 tuần xen kẽ đợt nghỉ thuốc.

+ Doxycyclin 100 mg: 2 viên/ngày

+ Minocin 50 mg: 2 viên/ngày.

Trường hợp nặng: Dùng Isotretinoin 0,5 mg/kg/ngày, trong 20 tuần hoặc dùng liều thấp 0,1 – 0,2 mg/kg/ngày.

Chú ý: Không được tự ý sử dụng thuốc tránh khiến tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng. Việc sử dụng thuốc phải có sự cho phép và chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa da liễu.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Bị rối loạn sắc tố da có chữa được không ?

2- Chăm sóc da khi mắc bệnh Rosacea

– Dùng kem dưỡng ẩm để làm lành các vùng da bị tổn thương, giảm tình trạng khô da và cảm giác khó chịu.

– Người bệnh nên dùng nước ấm để làm sạch da, không nên dùng sữa rửa mặt để tránh gây kích ứng da.

– Tránh các tác động lên da mặt như nặn, lể mụn hoặc dùng các sản phẩm có chứa thành phần gây kích da sẽ khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

– Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF >15 và PA ++ trở lên để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.

– Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, cần tránh mỹ phẩm làm se nhỏ lỗ chân lông hay chống thấm nước, sản phẩm có chứa long não, tinh dầu bạc hà, sodium lauryl sulphate. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn phù hợp.

– Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, những nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng, gió…

– Kiêng sử dụng bia, rượu, caffeine, thuốc lá, thức ăn nhiều gia vị.

– Hạn chế làm việc căng thẳng, mệt mỏi, stress…

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn