Chữa á sừng bằng cây vòi voi với 2 cách đơn giản

Cây vòi voi là một trong những cây thuốc mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Loại cây này có một số tác dụng trong điều trị bệnh. Chữa á sừng bằng cây vòi voi cũng là một trong những cách điều trị bệnh ngoài da được khá nhiều người áp dụng.

chữa á sừng bằng cây vòi voi
Chữa á sừng bằng cây vòi voi và những điều cần biết

Cây vòi voi và những công dụng hữu ích

Cây vòi voi (tên khoa học là Heliotropium indicum L.) là một loại cây mọc dại thuộc họ Borraginaceae. Hầu hết các bộ phận của cây vòi voi đều có dược tính và được sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Người ta thường thu hái rễ, thân, lá của cây vòi voi vào giữa tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Cây vòi voi dùng ở dạng tươi là chủ yếu, ít khi dùng khô. Ở các khu vực phía Bắc thường sử dụng cây vòi voi nhiều hơn so với khu vực phía Nam.

Nghiên cứu thành phần của cây vòi voi, các chuyên gia cho biết trong cây vòi voi có một số thành phần hóa học bao gồm:

  • Acid xyahydric (chứa nhiều trong phần thân cây).
  • Hoạt chất Ancaloit có nhân Pyrolizidinn.

Cây vòi voi từ lâu được sử dụng trong dân gian để chữa một số bệnh thường gặp, nhất là các bệnh ngoài da, các chứng mụn nhọt, một số bệnh về cơ xương khớp, đau mỏi,…

Chữa á sừng bằng cây vòi voi

Cây vòi voi thường được sử dụng ngoài da đối với các bệnh da liễu. Do đặc tính kháng viêm, giảm đau nên giúp đẩy lùi những triệu chứng do các bệnh ngoài da này gây ra. Để chữa á sừng bằng cây vòi voi, bạn có thể thực hiện theo hai cách sau đây:

1. Dùng thuốc đắp

Đây là bài thuốc khá phù hợp để cải thiện các triệu chứng ngoài da do á sừng gây ra. Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, thường được thực hiện tốt nhất trước khi đi ngủ.

Chuẩn bị:

  • Lá vòi voi loại tươi, chuẩn bị khoảng 1 nắm (chừng 15 – 20 lá). Lưu ý chỉ lấy phần lá.
  • Muối hạt khoảng 1/2 muỗng cà phê.

Thực hiện:

  • Lá vòi voi đem ngâm với nước muối, sau đó rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho một ít muối hạt vào cùng với lá vòi voi sau đó đem giã nát.
  • Hỗn hợp sau khi giã thì đắp lên vùng da bị thương tổn do á sừng gây ra.
  • Bạn có thể dùng một miếng gạc sạch, băng hỗn hợp lá vòi voi và muối hạt lại.
  • Sau khoảng 1 – 2 giờ, bạn có thể gỡ gạc ra và rửa lại vùng da bị á sừng với nước sạch.
  • Cách này có thể thực hiện khoảng vài lần trong tuần để cải thiện tình trạng á sừng trên da.

2. Dùng thuốc ngâm rửa

Bên cạnh cách sử dụng cây vòi voi để đắp lên da, bạn cũng có thể sử dụng cây vòi voi để làm bài thuốc ngâm rửa. Cách thực hiện bài thuốc ngâm rửa cũng khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Để thực hiện cách này, bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Chuẩn bị:

  • Lá vòi voi khoảng 1 nắm (chỉ lấy phần lá).
  • Lá rau muống tươi với lượng tương tự.

Thực hiện:

  • Đem hai loại nguyên liệu lá vòi voi và lá rau muống ngâm cùng với nước muối, rửa sạch và để ráo.
  • Sau khi rửa, cho hai loại nguyên liệu này vào nồi cùng khoảng 2 lít nước.
  • Sau khi đun sôi, bạn tắt bếp, chờ cho đến khi hỗn hợp này nguội bớt thì dùng hỗn hợp này để ngâm các vùng da bị ngứa ngáy, tổn thương do á sừng.
  • Trong thời gian ngâm rửa, bạn có thể sử dụng xác lá vòi voi, lá mau muống để chà xát nhẹ nhàng để làm sạch vùng da bị thương tổn.
cây vòi voi chứa nhiều acid hữu cơ
Cây vòi voi chứa nhiều acid hữu cơ và một số hoạt chất

Lưu ý khi dùng cây vòi voi chữa bệnh á sừng

Khi sử dụng cây vòi voi chữa bệnh á sừng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để sử dụng đúng cách, giúp việc điều trị có hiệu quả tốt nhất:

  • Khi sử dụng lá cây vòi voi chữa bệnh á sừng chỉ sử dụng phần lá cây vòi voi. Không sử dụng các bộ phận hoa và thân của cây vòi coi để đắp lên vị trí bị á sừng. Hai bộ phận này có một lượng độc tính nhất định, sử dụng lên da có thể làm ảnh hưởng bệnh á sừng nặng hơn.
  • Chỉ dùng lá cây vòi voi để chữa bệnh á sừng bằng các biện pháp điều trị ngoài da. Tuyệt đối không dùng lá cây vòi voi để uống vì có thể gây ngộ độc do có một số thành phần ảnh hưởng đến hoạt động của gan.
  • Không sử dụng lá vòi voi nếu như da có hiện tượng bị kích ứng khi sử dụng.
  • Cẩn thận khi sử dụng cho những bệnh nhân có da nhạy cảm.
  • Ngoài ra, bệnh nhân trong thời gian điều trị viêm da cơ địa cần chú ý những kiêng cử phù hợp, uống đủ nước và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Trên đây là cách chữa á sừng bằng cây vòi voi. Đây là một trong những cách để cải thiện căn bệnh ngoài da khó chịu này. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích để sớm cải thiện chứng bệnh dai dẳng này và lấy lại sức khỏe cho làn da.

Bạn cần biết gì về bệnh á sừng

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn