Thường bị nổi mề đay vào buổi sáng phải làm sao? Cách điều trị phù hợp nhất

Bị nổi mề đay vào buổi sáng là một tình trạng viêm ở lớp bì gây nên phù nề tại chỗ ngoài da, bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng sớm. Biểu hiện rõ ràng nhất đó chính là nổi mẩn trên da với hình dạng bất kỳ, kích thước cũng khác nhau: từ những mẩn đỏ nhỏ bằng đầu đũa đến từng mảng đỏ, sưng phù và luôn kèm theo triệu chứng ngứa. Vậy thường xuyên bị nổi mề đay vào buổi sáng thì phải làm sao? Cách điều trị phù hợp nhất là gì? Mời bạn đọc tham khảo một số thông tin qua bài viết dưới đây.

Thường bị nổi mề đay vào buổi sáng phải làm sao? Cách điều trị phù hợp nhất

Thường bị nổi mề đay vào buổi sáng phải làm sao?

Mẩn ngứa, mề đay có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày. Đặc điểm của mề đay là xuất hiện theo từng cơn rồi biến mất ngay sau đó. Thông thường mỗi cơn kéo dài trong vài giờ, thường không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh xuất hiện trong giới hạn vài tuần được xác định là mề đay cấp tính, còn đối với giới hạn bệnh trên 6 tuần được gọi là mề đay mãn tính.

Các chuyên gia da liễu nhận định: “Mề đay là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nhiễm ký sinh trùng trong máu, nhiễm trùng, do thức ăn hay thời tiết, do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc,…). Mề đay thể nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng nhóm thuốc chống dị ứng kháng histamin với thời gian từ một đến vài tuần kết hợp với việc tìm ra và loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu có. Đối với thể nặng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, sốc do phù nề đường hô hấp, cần nhập viện để được bác sĩ khám và điều trị hợp lý.” Vậy thường xuyên bị nổi mề đay vào buổi sáng thì phải làm sao?

Thường bị nổi mề đay vào buổi sáng phải làm sao? Cách điều trị phù hợp nhất

  • Ngưng sử dụng ngay lập tức tất cả các loại thuốc, thực phẩm có nguy cơ kích ứng cao như hải sản, thực phẩm giàu đạm, protein,..
  • Hạn chế gãi, chà xát mạnh tránh làm tổn thương làn da.
  • Có thể chườm lạnh nếu thấy nóng rát để giảm triệu chứng ngứa, rát do mề đay gây ra.
  • Tẩy giun sán, chống táo bón.
  • Mặc quần áo bằng cotton nhẹ nhàng, vừa vặn, có tính thấm hút tốt.
  • Tránh các hoạt động nặng, gây đổ mồ hôi.
  • Có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng trong 20 phút, làm đều đặn mỗi ngày 2 lần và theo dõi tình hình.
  • Nếu các biểu hiện không thuyên giảm nên đến bệnh viện để thăm khám. Bởi đối với mề đay mạn tính thường liên quan đến các bệnh lý bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Bị nổi mề đay vào buổi sáng có điều trị được không?

– Điều trị cụ thể: Mục đích là làm giảm các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, tổn thương bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian. Đối với những trường hợp cấp tính có thể dùng thuốc kháng histamin H1 như loratadin (Clarytin), cetirizin (Zyrtec), acrivastin (Semplex),… để làm giảm triệu chứng tức thì. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể phối hợp điều trị kháng histamin H1 với corticoid, tuy nhiên cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thường bị nổi mề đay vào buổi sáng phải làm sao? Cách điều trị phù hợp nhất

Lưu ý: Bị nổi mề đay vào buổi sáng có thể được điều trị dứt điểm nếu như xác định đúng nguyên nhân và thời gian điều trị phù hợp. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, người bệnh mề đay cấp tính có thể tham khảo một số phương pháp làm giảm triệu chứng mề đay bằng các thảo dược thiên nhiên:

– Cách 1: Hỗ trợ điều trị nổi mề đay vào buổi sáng bằng cách chườm nóng

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu, 1/2 chén muối biển
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu và mang đi cắt khúc, để cho ráo nước. Tiếp đến, bắc chảo lên bếp và rang muối cho nóng già, sau đó cho lá ngải cứu vào rang vàng. Dùng nguyên liệu để chườm trên da khi còn ấm, khi hết ấm có thể rang lại và dùng tiếp. Phương pháp này giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do mề đay gây ra.

Thường bị nổi mề đay vào buổi sáng phải làm sao? Cách điều trị phù hợp nhất

– Cách 2: Uống nước gừng ấm để giảm triệu chứng mề đay vào buổi sáng

Pha 1 cốc trà gừng ấm và uống vào mỗi buổi sáng cũng giúp cho các triệu chứng mề đay không tái phát trên da. Tuy nhiên, cần phải kết hợp giữ ấm cơ thể vào buổi sáng, ăn thức ăn khi còn nóng và hạn chế sử dụng bia rượu, nước uống có ga, đường, các chất phụ gia,…

Bị nổi mề đay vào buổi sáng còn là dấu hiệu cụ thể của rất nhiều bệnh khác như giun đầu chó, viêm da,… Do đó, khi phát hiện các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên trên da, người bệnh nên hết sức thận trọng và chủ động thăm khám, điều trị đúng lúc. Đừng nên chủ quan với các triệu chứng mề đay, vì ảnh hưởng của chúng không đơn thuần như chúng ta vẫn nghĩ.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

5/5 - (2 bình chọn)

Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn