Xin tư vấn cách chữa á sừng gót chân tại nhà

Tôi bị á sừng ở gót chân, xin nhờ mọi người tư vấn cho tôi cách chữa á sừng gót chân tại nhà ạ. Tôi làm công nhân trong 1 xí nghiệp hóa chất nên không may bị mắc bệnh này khoảng 2 năm trước. Lúc đầu bệnh nhẹ, tôi chỉ cảm thấy ngứa và khô da ở chân. Sau này á sừng ngày càng nặng lên khiến gót chân tôi bị bong tróc da và nứt toát, chảy máu. Tôi ra nhà thuốc thì người ta giới thiệu một số loại thuốc bôi nhưng bệnh cứ hết rồi lại lên. Hiện giờ tôi đã nghỉ làm ở xí nghiệp này nhưng bệnh vẫn thường hay tái phát, ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Xin hỏi có cách nào chữa á sừng gót chân hiệu quả không chỉ cho tôi với. Tôi xin đội ơn nhiều.

(Nguyễn Văn Hưng, Bình Dương)

GIẢI ĐÁP:

Anh Hưng thân mến!

Bệnh á sừng là căn bệnh viêm da cơ địa dị ứng rất thường gặp. Trường hợp của anh bị á sừng có thể là do công việc của anh tiếp xúc nhiều với hóa chất trong thời gian dài. Thông thường, á sừng có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể như da đầu, vùng da ở bàn tay, bàn chân, gót chân… Biểu hiện thường gặp của bệnh á sừng là gây khô ráp và bong tróc da, nứt nẻ hoặc có thể gây chảy máu. Nếu không được chăm sóc tốt, vùng da bị bệnh dễ bị viêm nhiễm và gây sưng tấy khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn và bất tiện hơn.

Để chữa á sừng gót chân, anh có thể sử dụng thuốc hoặc kem bôi có chứa acid salycilic, chế phẩm có steroid  như Gentrizone, Fucicort… để loại bỏ lớp sừng và làm mềm da ở gót chân. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc sử dụng có thể dẫn đến một số phản ứng phụ.

Bên cạnh đó, anh nên sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm da để giúp tăng cường độ ẩm cho da, làm mềm da và hạ chế được phần nào tác hại của các thuốc bôi. Chẳng hạn như kem Explaq.

Đồng thời, anh cũng nên lưu ý một số điều sau đây trong khi điều trị bệnh á sừng:

  • Không ngâm rửa chân nhiều để tránh làm lớp sừng ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công.
  • Sau khi rửa chân thì nên dùng khăn lau khô, giữ cho các kẽ chân và lòng bàn chân khô thoáng.
  • Anh cũng không nên ngâm chân với nước muối vì có thể khiến da càng bị khô và nứt nẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, đối phó bệnh tật tốt hơn.

Trong trường hợp của anh Hưng, anh không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà hãy đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được khám cụ thể. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho anh cách chữa á sừng gót chân hiệu quả và an toàn.

Chúc anh sớm khỏi bệnh!

TÌM HIỂU THÊM:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn