Nhận biết các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Nhận biết các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa để nhanh chóng chữa dứt căn bệnh này. Viêm da cơ địa gây ra lắm phiền phức và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

1. Tổn thương làm ngứa da

nhan-biet-cac-trieu-chung-benh-viem-da-co-dia1

Đây là triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện đầu tiên. Người bệnh sẽ có các biểu hiện ban đầu là tổn thương da mảng đỏ kèm theo ngứa, càng gãi thì lại càng ngứa nhiều hơn, có nguy cơ cao bị bội nhiễm, lở loét da.

2. Ngứa nhiều khi bị tác động

Ngoài gãi thì có nhiều nguyên nhân khiến cơn ngứa nghiêm trọng hơn là thời tiết thay đổi, ra nhiều mồ hôi, thời gian ban đêm,….

3. Biểu hiện lâm sàng trên da

nhan-biet-cac-trieu-chung-benh-viem-da-co-dia2

Có thể nhận biết các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa qua biểu hiện lâm sàng trên da. Xuất hiện các đám đỏ không có ranh giới, có mụn nước, không có vảy trên da, dày da, chảy dịch vàng, đóng vảy tiết.

4. Bệnh lan rộng

Viêm da cơ địa thường khư trú ở mặt, tai, tay chân. Người lớn thường chỉ bị bệnh ở lòng bàn tay chân và các kẽ ngón. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ làm lây lân ra các nếp gấp như lòng bàn tay chân, cổ, gáy, cẳng chân, cổ tay,….

5. Biến chứng toàn thân

nhan-biet-cac-trieu-chung-benh-viem-da-co-dia45

Người bị viêm da cơ địa thường kèm theo 1 hay nhiều các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen suyễn, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ,….

Bạn đã biết chưa: Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Cần làm gì khi mắc bệnh viêm da cơ địa

+ Sau khi nhận biết các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa, người bệnh nên vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô người và thay quần áo sạch, thoáng. Không sử dụng sản phẩm tẩy rửa có mùi thơm nồng và có tính tẩy trắng mạnh.

+ Sử dụng một số loại thuốc bôi chữa bệnh viêm da cơ địa như fluticasone, betamethasone,… hoặc uống thêm thuốc nếu bệnh nghiêm trọng. Các loại thuốc muốn sử dụng tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tránh tác dụng phụ không đáng có.

+ Ăn uống bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ (táo, cam, bưởi, súp lơ, đậu phụ, cà rốt, bí đỏ, ngũ côc nguyên cám,….). Tránh dùng chất kích thích, món ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nước ngọt, thực phẩm đã từng khiến cơ thể dị ứng.

+ Không được gãi hay chà xát mạnh làm các mảng da bị tổn thương. Cắt móng tay gọn gàng để khi ngủ không gãi làm viêm da, lở da.

+ Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, giặt giũ các vật dụng bằng vải trong gia đình, phơi dưới nắng mặt trời. Nhà cửa cần được lau dọn sạch thoáng, nhất là phòng ngủ của người bệnh.

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với tác nhân làm bệnh viêm da cơ địa nặng hơn (lông chó mèo, phấn hoa, thuốc lá, khói bụi, nước rửa chén, xà phòng,…). Nếu cần thiết thì đeo bao tay khi rửa chén, giặt đồ,….

Chia sẻ bài thuốc hay:

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn