Bất ngờ tác dụng chữa mề đay bằng lá trầu không quanh nhà
Mề đay là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch khiến cho histamin gia tăng gây kích ứng trên da. Biểu hiện của mề đay là nổi lên từng đám sẩn không đều, có màu hồng hoặc xanh trắng và gây ngứa dữ dội. Dân gian có lưu truyền bài thuốc chữa mề đay bằng lá trầu không rất đơn giản nhưng giảm triệu chứng nhanh chóng. Bất ngờ tác dụng chữa mề đay bằng lá trầu không, đừng vội bỏ qua.
Biểu hiện của chứng mề đay vẽ hình
Lá trầu không có chữa được mề đay?
Theo ước tính cứ 100 người thì có khoảng 18-20 người mắc bệnh nổi mề đay và khả năng bệnh rất dễ tái phát nhiều lần trong đời nếu không được ngăn chặn từ sớm. Trong dân gian có tương truyền bài thuốc điều trị bệnh mề đay bằng lá trầu không, đây là loại thảo dược khá phổ biến ở những vùng nông thôn. Có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh mề đay gây ra. Vậy lá trầu không có tác dụng chữa bệnh mề đay thật hay không?
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra trầu không có tên khoa học là Piper betie L, bộ Piperales thuộc họ hồ tiêu. Trong dân gian trầu không còn có nhiều tên gọi khác như mô-lu, lá thược tương,… Lá trầu có nhiều nước, tinh dầu, protein, muối khoáng và chất xơ tự nhiên. Do đó trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, khử trùng nên rất đặc hiệu với các bệnh ngoài da, trị ho, viêm phế quản… Đông y cho rằng trầu không có vị cay, tính ấm nên người ta thường sử dụng lá trầu không để chống rét, làm chắc răng, cầm máu rất tốt. Lượng tinh dầu có trong trầu không có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng đau nhức xương khớp nên dân gian thường dùng trầu không để sát trùng, chữa bệnh đau mỏi xương khớp, làm ấm cơ thể. Đặc biệt lá trầu không còn giúp hạn chế triệu chứng mề đay.
Có thể bạn chưa biết: Điều trị nổi mề đay mẩn ngứa được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng
2 Cách chữa mề đay bằng lá trầu không
Để ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu của mề đay nhiều người thường lựa chọn Tây y làm phương pháp điều trị nhưng thực chất hiệu quả không tối ưu, bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào và có thể gây tác dụng phụ. Vậy tại sao không thử ngay với cách chữa mề đay bằng lá trầu không, nguyên liệu rất dễ tìm, cách thực hiện khá đơn giản, an toàn với da. Tìm hiểu ngay 2 cách chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không qua bài hướng dẫn sau đây.
Tác dụng chữa mề đay bằng lá trầu không quanh nhà
Cách 1: Nấu nước lá trầu không chữa bệnh mề đay
Bạn cần: 8-10 lá trầu không, 1 thìa muối biển
Cách thực hiện: Lá trầu không mang đi rửa sạch rồi vò nát. Nấu khoảng 1 lít nước cho sôi, sau đó cho muối và lá trầu không vào nấu khoảng 3 phút. Để nước còn hơi ấm thì rửa lên những vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần cho đến khi mề đay lặn hẳn.
Tác dụng: Làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn trên da.
Ưu điểm: Cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu quen thuộc, không để lại tác dụng phụ.
Cách 2: Chữa bệnh mề đay bằng nước lá trầu không giã nhuyễn
Bạn cần: 3-5 lá trầu không, muối biển
Thực hiện: Làm sạch lá trầu không rồi vẩy cho ráo nước. Cắt nhỏ lá trầu không sau đó mang đi giã nhuyễn cùng với 1/2 thìa muối biển. Vệ sinh qua làn da, sau đó đắp một lớp mỏng lá trầu không lên và dùng khăn sạch quấn chặt. Khoảng 20 phút thì rửa sạch da bằng nước ấm, ngày đắp 2 lần, làm liên tục trong một tuần.
Tác dụng: Giảm sẩn ngứa, hạn chế lây lan sang các vùng da khác. Ngoài ra trầu không còn làm giảm nhanh các vết mụn nước, làm khô miệng và lành sẹo do tổn thương. Bạn có thể thực hiện cách này 2 tuần là có thể đánh bật mề đay một cách hữu hiệu.
Một vài lưu ý khi mắc bệnh mề đay
Ngoài việc hạn chế viêm nhiễm, điều trị mề đay lây lan thì người bệnh cũng cần phải hết sức chú ý đến một số vấn đề sau:
+ Vệ sinh cơ thể: Quan niệm của dân gian là kiêng nước, kiêng gió khi bị mề đay. Nhưng thực tế, nếu không được vệ sinh sạch sẽ làn da rất dễ bị viêm nhiễm và khiến cho tình trạng bệnh dai dẳng hơn. Các bác sĩ ngoại khoa cho biết bệnh nhân bị nổi mề đay không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh, do đó chỉ nên tắm, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm trong thời gian phát bệnh.
+ Ăn uống đủ chất: Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy lùi căn bệnh mề đay. Tuy nhiên ăn uống như thế nào là đúng cách? Ăn nhiều thức ăn chứa vitamin tự nhiên như rau xanh, củ, quả, thức ăn lành tính. Tuyệt đối hạn chế các chất kích thích, thức ăn dễ gây kích ứng cho da như thịt gà, hải sản, thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt,…
+ Sinh hoạt hợp lý: Người bệnh mề đay không nên ra ngoài vào buổi sáng sớm, khi trời lạnh nên giữ ấm cơ thể trước khi đi ra ngoài. Bên cạnh đó hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm dễ gây kích ứng cho da.
+ Hạn chế tiếp xúc: Tính chất vật lý của căn bệnh này là càng gãi, càng ngứa dữ dội hơn. Do đó nên hạn chế tiếp xúc cơ học trên da, tránh tình trạng làm tổn thương và khiến cho làn da viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Nên điều trị và thăm khám mề đay tại cơ sở y tế uy tín, hạn chế viêm nhiễm xảy ra
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Dương, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện nhân dân Gia Định chia sẻ rằng: “Các triệu chứng mề đay rất dễ thấy khi thời tiết chuyển mùa và hầu như ai cũng từng mắc phải triệu chứng này ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ em, phụ nữ mang thai là đối tượng phổ biến. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng này nhanh nhất là không nên cào gãi, vì đây là căn bệnh theo cơ chế càng gãi lại càng ngứa mạnh hơn. Tốt nhất là nên thăm khám để điều trị bệnh nhanh chóng bằng Tây y. Hoặc người bệnh cũng có thể làm giảm ngứa ngáy tức thời bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh bằng các loại thảo dược.”
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!