Người bị mề đay tự phát mãn tính nên lưu ý
Mề đay là bệnh lý mãn tính và thường hay bị tái phát. Nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay tự phát mãn tính rất đa dạng nên việc chẩn đoán chính xác và điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Người bị mề đay tự phát mãn tính nên lưu ý những điều gì là nội dung mà chuyên mục muốn chia sẻ với bạn đọc ngày hôm nay.
Bệnh mề đay tự phát mãn tính
Rất khó để xác định nguyên nhân đối với bệnh lý mề đay tự phát mãn tính. Bởi nguyên nhân gây ra căn bệnh này lá rất đa dạng. Kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy, trong một nửa số bệnh nhân bị mề đay tự phát mãn tính đều có liên quan đến các bệnh tự miễn của cơ thể như bệnh tuyến giáp, bệnh lý về nội tiết tố hoặc ung thư. Đối với những trường hợp này, tình trạng mề đay vẫn có thể xảy ra ngay cả khi cơ thể không còn triệu chứng của các bệnh lý nêu trên. Để chữa trị dứt điểm bệnh mề đay tự phát mãn tính, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bệnh lý nào gây nên tình trạng nổi mề đay trên cơ thể. Theo các bác sĩ thì đây cũng đang là một vấn đề thách thức không nhỏ cho giới chuyên môn.
Dấu hiệu bệnh mề đay tự phát mãn tính trên cơ thể người
Ngoài ra nguyên nhân gây nên bệnh mề đay tự phát mãn tính có thể kể đến là do thuốc, một số thuốc như: penicillin, salicylat, vaccin, huyết thanh… Hoặc các loại thức ăn giàu protein như tôm, cua, cá biển, nhộng tằm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Các hóa chất trong các chất nhuộm màu thực phẩm, thuốc nhuộm màu công nghiệp hay môi trường khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc, phấn hóa… đều là những nguyên nhân không thể loại trừ trong việc xác định căn nguyên cho bệnh mề đay tự phát mãn tính.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy các yếu tố như áp lực, ánh sáng mặt trời, thời tiết nóng lạnh, viêm mao mạch, cọ xát hoặc cào gãi… có thể là những nguyên nhân có nguy cơ gây bệnh mề đay dễ tái phát. Bên cạnh đó, người ta còn chứng minh được về sự liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng Toxocare sp và bệnh mề đay tự phát mãn tính bằng các xét nghiệm chẩn đoán bệnh về sự có mặt của ký sinh trùng nêu trên trong cơ thể người.
Do có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý mề đay tự phát mãn tính, nên việc chẩn đoán và chữa trị là một thách thức không nhỏ. Đòi hỏi không chỉ đối với các nhà chuyên môn, mà ngay chính bản thân người bệnh cũng cần nên chú ý và cẩn trọng trong quá trình sinh hoạt cũng như trong điều trị hoặc phòng bệnh, nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Người bị mề đay tự phát mãn tính nên lưu ý
Việc điều trị để làm mất các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu trên cơ thể do bệnh mề đay thì không khó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao chữa dứt điểm căn bệnh, tránh sự tái phát đi tái phát lại gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương, để chữa trị hiệu quả bệnh lý này, trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cần phải biết tiền sử dị ứng của bệnh nhân và gia đình và dựa vào đó để loại trừ căn nguyên, song song với đó việc chẩn đoán đặc hiệu được dựa vào các test bì như test áp, prick – test, định lượng IgE đặc hiệu, test kích thích đường uống… để xác định nguyên nhân gây bệnh và một số các biện pháp khác để xác định chẩn đoán đặc hiệu. Một số thuốc được ưu tiên trong lựa chọn để ddieuf trị bệnh mề đay tự phát mãn tính là: Kháng histamin thế hệ 1, các thuốc được sử dụng trong phù Quincke hoặc phù mạch di truyền Danazol, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhóm thuốc cyclosporine, Oxyhives… Tiên lượng bệnh tùy thuốc vào loại tổn thương và mức độ tổn thương. Việc điều trị bệnh mề đay tự phát mãn tính bằng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn bị bệnh mề đay tự phát mãn tính
Ngoài ra người bệnh nên lưu tâm một số điều sau đây:
– Nên cẩn thận trong việc ăn uống, đi lại và những lúc tiết trời giao mùa đối với những người có cơ địa mẫn cảm. Hạn chế ăn các loại thức ăn có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, không tiếp xúc với những tác nhân lạ, trùm kín đi ra ngoài và giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa lạnh.
– Cố gắng kìm nén cơn ngứa ngáy do bệnh mề đay bằng cách xoa nhẹ nhàng trên vùng da ngứa, tránh cọ xát hoặc cào gãi mạnh tay sẽ khiến cho vùng da đang tổn thương dễ bị trầy xước, dẫn đến nguy cơ bội nhiễm rất cao. Khi tắm nên pha một ít giấm vào nước tắm, giúp làm dịu da và bớt đi cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt.
– Giữ gìn môi trường sống xung quanh luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Chỉ trên trồng cây cảnh khi đã xác định không bị dị ứng với phấn hoa, côn trùng.
– Đeo các loại găng tay dày khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, khi giặt quần áo hay rửa chén. Lựa chọn những loại mỹ phẩm không chứa các thành phần gây kích ứng da.
– Không tự ý dùng thuốc khi chưa có toa của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện mang nhiều nguy cơ khiến cho bệnh không những không lành mà đôi lúc còn gây nặng nề và trầm trọng hơn, gây rắc rối cho quá trình chữa trị.
– Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước ép từ trái cây, giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài một cách tốt hơn.
– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể, đồng thời tạo nên một tâm lý thoải mái, an tâm và lạc quan. Góp phần cải thiện và phục hồi tình trạng bệnh lý nhanh chóng hơn.
⇒ Thông tin hữu ích cho bạn:
Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!