Bệnh vảy nến có lây không? Giải đáp thắc mắc
Vẩy nến ngoài da là một trong những bệnh có ảnh hưởng xấu đến da, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân lo ngại là bệnh vẩy nến có lây không? Cùng đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua một số thông tin dưới đây.
Bệnh vẩy nến có lây hay không?
Vẩy nến (psoriasis) là một trong những bệnh ngoài da không lây, tuy nhiên có đặc điểm di truyền. Do đó khi có các tiếp xúc trực tiếp, dùng chung các vật dụng cá nhân, sinh hoạt chung với người bệnh đều không làm bệnh vẩy nến lây lan sang cho người khác.
Chính vì vậy, mặc dù có ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ nhưng người mắc bệnh vẩy nến không cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Điều này khác biệt so với một số bệnh ngoài da khác có nguy cơ lây nhiễm (liên quan đến các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào da).
Tuy không lây nhưng đặc điểm của bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mãn tính, khó chữa và dễ tái phát bệnh. Đây là đặc điểm rất khó chịu của bệnh vẩy nến, thường không dễ điều trị, ngoài ra cần phải áp dụng thêm các biện pháp đề phòng tái phát.
Những ai dễ mắc bệnh vẩy nến
Theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM), bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da còn gây tranh cãi vì nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, khó kiểm soát. Tuy nhiên theo thống kê, có một số người dễ bị mắc bệnh vẩy nến hơn so với những người khác. Những trường hợp này bao gồm:
1. Các vấn đề về tự miễn
Bệnh nhân có các rối loạn tự miễn, thường tái đi tái lại và là dạng bệnh ngoài da mạn tính. Các rối loạn này có thể khiến cho tế bào máu trắng lympho T bình thường tấn công nhầm các tế bào biểu bì. Quá trình này góp phần làm cho da bị kích thích sản sinh tế bào mới, trong khi đó các tế bào biểu bì cũ trên da thì có thể dẫn đến các vẩy trắng trên da.
2. Các vấn đề về tâm lý
Yếu tố tâm lý cũng có thể làm cho quá trình miễn dịch rối loạn, gây ra rối loạn tự miễn ngoài da dẫn đến nhiều khó chịu. Thống kê cho thấy những trường hợp thường xuyên bị stress, căng thẳng có thể làm cho việc đào thải các chất có hại trong cơ thể bị rối loạn, đồng thời phát sinh một loạt các vấn đề về miễn dịch trên làn da.
3. Thương tổn ngoài da
Những chấn thương vùng thượng bì, thương tổn ngoài da cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh vẩy nến và một số vấn đề ngoài da khác. Những thương tổn ngoài da nếu càng để lâu thì những ảnh hưởng để lại trên da càng nặng. Đặc biệt, những thương tổn này còn có thể kéo theo hậu quả lâu dài mà vẩy nến là một trong số đó.
4. Nguyên nhân do các yếu tố môi trường
Ảnh hưởng của môi trường, nhất là môi trường ô nhiễm cũng có thể gây ra các bệnh ngoài da, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh vẩy nến. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài môi trường, tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề ngoài da như bệnh vẩy nến.
5. Ảnh hưởng từ một số loại thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là yếu tố có thể khiến cho tình trạng bệnh vẩy nến xuất hiện và bùng phát nặng hơn. Những trường hợp sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn, gây ra kích ứng da và khó chịu.
Đặc biệt, có một số loại thuốc dễ gây kích ứng như thuốc corticoid bôi ngoài da, thuốc điều trị cao huyết áp như beta blocker, một số loại thuốc điều trị sốt rét,…
6. Ảnh hưởng do những thói quen chăm sóc da
Thói quen chăm sóc da không hợp lý cũng có thể dẫn đến các vấn đề về da, trong đó có bệnh vẩy nến. Những thói quen này có thể bao gồm: chăm sóc da không thường xuyên, vệ sinh da bằng các sản phẩm dung dịch có chất tẩy mạnh, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thường xuyên
Ngoài một số yếu tố kể trên, độ tuổi mắc bệnh cũng trải rộng, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn đều có thể mắc phải bệnh này. Bệnh tập trung nhiều nhất ở những người trong độ tuổi dậy thì cho đến tuổi trưởng thành.
Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da không lây nhiễm. Tuy nhiên vẩy nến lại là bệnh ngoài da dai dẳng, khó chữa, dễ tái phát. Do đó việc điều trị cần phải kiên trì áp dụng đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Hiểu thêm về bệnh vẩy nến
Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!