Tắm bùn khoáng, nước khoáng có tốt cho người bị vảy nến?
Bùn khoáng, nước khoáng là những hỗn hợp tự nhiên có lợi cho sức khỏe bên dưới bề mặt, trái đất. Nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu tắm bùn khoáng, nước khoáng có tốt cho người bị vảy nến không vì những nguyên liệu này vốn tốt cho da? Vậy thực hư ra sao?
Thắc mắc của bạn đọc (H, Q):”Tôi muốn hỏi người bị vảy nến tắm bùn khoáng và nước khoáng có tốt không? Tôi nghe nói mắc bệnh ngoài da tắm nước khoáng, bùn khoáng sẽ đỡ hơn. Tôi bị vảy nến khoảng hơn 1 năm nay, đã đi chữa nhiều nơi nhưng vẫn bị tái lại nên không biết có nên áp dụng cách này không. Mong chuyên mục cho tôi lời khuyên về vấn đề này, tôi xin cảm ơn.”
Tác dụng của bùn khoáng, nước khoáng
1. Bùn khoáng và một số tác dụng
Bùn khoáng là một trong những thành phần tự nhiên được hình thành thông qua sự biến đổi địa chất. Đất, nước, khoáng chất cùng với nhiều loại thực vật bị chôn vùi dưới đất qua một thời gian dài và hình thành hỗn hợp bùn khoáng. Trong bùn khoáng có nhiều thành phần khá đa dạng như:
- Nước.
- Các hợp chất hữu cơ hòa tan.
- Một số hoạt chất vô cơ.
- Một số thành phần như cacbonat, phot phat, sắt, sunphat, thành phần lưu huỳnh,…
Bùn khoáng được chia làm nhiều loại với những tỉ lệ thành phần khác nhau. Tùy theo thành phần và tỉ lệ cụ thể trong bùn khoáng mà các loại bùn khoáng sẽ có những tính chất hoá học khác nhau. Một số đặc điểm vật lý như độ dẻo, quánh, khả năng phân tán của bùn khoáng cũng phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ thành phần có trong bùn. Mặc dù vậy, đa số bùn khoáng đều có đặc điểm chung là có màu đen xám cho đến đen tuyền, mùi thơm nhẹ, có tính acid nhẹ và đều có tính hút nước.
Với những thành phần khoáng chất, bùn khoáng từ lâu được con người sử dụng để chăm sóc sức khỏe, bao gồm:
- Làm đẹp, chăm sóc da và cải thiện một số vấn đề về da, bệnh vảy nến.
- Giúp thư giãn, giảm căng thẳng, stress, giảm tình trạng mất ngủ.
- Cải thiện các vấn đề về nội tiết.
- Cải thiện một số vấn đề trong hệ vận động của bệnh nhân.
2. Nước khoáng và một số tác dụng
Tương tự như bùn khoáng, nước khoáng cũng là một thành phần trong lòng đất, thường chảy trong các mạch nước khoáng ngầm hoặc có ở các suối nước khoáng. Ở một số khu vực có bùn khoáng, người ta cũng tìm thấy nước khoáng.
Tương tự như bùn khoáng, nước khoáng ở một số khu vực khác nhau cũng có sự khác nhau về tỉ lệ thành phần. Thành phần của nước khoáng rất đa dạng các ion. Nước khoáng thiên thiên thường có một số ion như:
- Các hợp chất muối khoáng.
- Một số hợp chất lưu huỳnh.
- Các ion hòa tan như sắt, canxi, magie,…
Nước khoáng nóng thường được đưa vào sử dụng để cải thiện và chăm sóc sức khỏe. Phương pháp này được gọi là thủy trị liệu. Thông thường, nước khoáng thường được sử dụng cho một số mục đích trị liệu như:
- Cải thiện các vấn đề ngoài da.
- Chữa các bệnh về xương khớp.
- Cải thiện những bệnh rối loạn chức năng do lão hóa.
- Cải thiện chỉ số huyết áp, nhịp thở, thân nhiệt, các chỉ số mạch,…
Tắm bùn khoáng, nước khoáng có tốt cho người bị vảy nến?
Về cơ bản, tắm bùn khoáng, nước khoáng là giải pháp có lợi cho người bị bệnh vảy nến và một số chứng bệnh da liễu khác. Tuy nhiên khi sử dụng nước khoáng, bùn khoáng để tắm, cần hiểu rõ một số vấn đề để sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao:
- Việc tắm bùn khoáng, nước khoáng trị liệu chỉ là giải pháp hỗ trợ, không thay thế được cho các phương pháp điều trị khác. Do đó không nên lạm dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng ngược đối với da.
- Điều trị vảy nến cần điều trị lâu dài bởi căn bệnh này không thể điều trị trong một sớm một chiều mà cần có thời gian và quá trình điều trị hợp lý.
- Hiện tại các phương pháp hỗ trợ như tắm bùn, tắm nước khoáng được nhiều nghiên cứu chỉ ra có tác dụng rút ngắn thời gian tiến triển của các đợt vảy nến. Những phương pháp này thường sử dụng phối hợp cùng với các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
- Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cũng cần chú ý phòng ngừa tái phát bệnh bởi vảy nến là căn bệnh rất dễ tái phát.
Trên đây là một số tác dụng của nước khoáng và bùn khoáng đối với cơ thể và sức khỏe, nhất là với những người mắc bệnh vảy nến. Hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức về căn bệnh ngoài da gây nhiều khó chịu này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Hiểu thêm về bệnh vảy nến
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!