Dùng dầu dừa chữa bệnh vẩy nến như thế nào?

Dầu dừa là một trong những liệu pháp tự nhiên có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhất là những lợi ích đối với làn da của bạn. Dùng dầu dừa chữa bệnh vẩy nến là một trong những cách tự nhiên để cải thiện thương tổn ngoài da.

sử dụng dầu dừa chữa vẩy nến
Sử dụng dầu dừa chữa vẩy nến

Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe làn da

1. Những thành phần chính của dầu dừa

Dầu dừa là một hỗn hợp được chiết xuất từ cơm dừa. Đây là một nguyên liệu phổ biến ở các khu vực nhiệt đới. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, dầu dừa còn có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Các acid béo bão hòa chuỗi trung bình và các dẫn xuất acid béo là thành phần chính trong dầu dừa. Ngoài ra, dầu dừa nguyên chất còn có những thành phần dinh dưỡng rất đa dạng. Thống kê tỉ lệ thành phần các chất trong dầu dừa nguyên chất gồm có:

  • Các loại Acid béo bao gồm: Acid Lauric (chiếm tỉ lệ 47,5%), Acid Myristic (chiếm tỉ lệ 18,1%), Acid Palmitic (chiếm tỉ lệ 8,8%), Acid Caprylic (chiếm tỉ lệ 8,8%), Acid Caplic (chiếm tỉ lệ 8,8%), Acid Stearic (chiếm tỉ lệ 8,8%), Acid Caproic (chiếm tỉ lệ 8,8%), Acid Linoleic (chiếm tỉ lệ 8,8%).
  • Các thành phần tạo mùi đặc trưng của dầu dừa như các polyphenol như Acid Gallic.
  • Một số chất dẫn xuất chủ yếu của các Acid béo như Betaine, Ethanolamide, Ethoxylated, Polysorbate, Monoglycerides, các loại Ester và Polyol ester.
  • Một số chất dẫn xuất Choloride.
  • Các thành phần sulphate như Alcohol sulphate và ether sulphate.
  • Vitamin E và vitamin K.
  • Một số nhóm khoáng chất như canxi và sắt.

2. Công dụng của dầu dừa đối với làn da

Hiện nay dầu dừa có nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe như giúp cải thiện tình trạng da, dưỡng ẩm, làm sạch và hỗ trợ phục hồi thương tổn da. Đồng thời Acid béo bão hòa trong thành phần của dầu dừa có khả năng hỗ trợ kháng khuẩn ngoài da và chống viêm. Do đó, đây là một trong những nguyên liệu có nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da như vảy nến.

Dùng dầu dừa chữa bệnh vẩy nến như thế nào?

Cách sử dụng dầu dừa chữa bệnh vẩy nến không khó thực hiện. Bạn có thể thực hiện cách này và sử dụng tại nhà. Dưới đây là một số bước sử dụng dầu dừa để chữa bệnh vẩy nến mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1:

  • Áp dụng cách này vào buổi tối trước khi tắm.
  • Trước khi sử dụng dầu dừa bạn cần tắm với nước ấm pha muối để tẩy tế bào chết.
  • Tác dụng chính của việc tắm với nước muối bước đầu có thể giúp bệnh nhân làm sạch khuẩn trên da và cung cấp độ ẩm cần thiết.
  • Ngoài ra, việc tắm với muối có tác dụng làm cho dầu dừa được thẩm thấu nhanh hơn khi thoa.

Bước 2:

  • Sau khi tắm nước muối, bạn cần lau khô người trước khi sử dụng dầu dừa.
  • Lấy một ít dầu dừa sau đó bôi 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị thương tổn do vẩy nến.
  • Sau khi thoa kết hợp massage nhẹ nhàng trên vùng da trong thời gian từ 3 phút để cải thiện tình trạng thương tổn trên da.

Bước 3:

  • Giữ nguyên dầu dừa trên da như vậy và đi ngủ.
  • Vào sáng hôm sau bạn có thể tắm lại với nước ấm để rửa sạch phần dầu dừa còn thừa.
  • Cách này có thể thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 lần.
  • Dầu dừa có thể giúp cho làn da của người bệnh vảy nến được cải thiện hơn, giảm bớt các triệu chứng ngoài da, cung cấp độ ẩm và giúp da sớm được phục hồi.

Những lưu ý khi dùng dầu dừa chữa bệnh vảy nến

Tương tự như nhiều loại dược liệu khác, khi sử dụng dầu dừa cũng cần chú ý dùng đúng cách để đảm bảo sức khoẻ cho làn da. Bạn nên lưu ý một số lưu ý sau đây khi sử dụng dầu dừa để chữa bệnh vảy nến:

  • Dầu dừa tuy lành tính cho da nhưng cũng cần sử dụng hợp lý, không được lạm dụng, sử dụng quá mức để tránh ảnh hưởng xấu cho làn da của bạn.
  • Khi mua dầu dừa, nên lựa chọn nơi bán uy tín để đảm bảo dầu dừa không bị pha tạp làm ảnh hưởng đến da.
  • Bảo quản dầu dừa nơi khô ráo, cần chú ý đến hạn sử dụng của dầu dừa.
  • Thông thường dầu dừa phù hợp với mọi loại da. Tuy nhiên, khi bị vảy nến thì làn da khá nhạy cảm, nếu bôi dầu dừa thấy ngứa hay vảy nến lan rộng thì nên ngưng sử dụng ngay.
  • Ngoài ra, người bệnh vảy nến nên dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, ăn uống mỗi ngày đủ chất và tránh xa các chất kích thích gây hại.

Trên đây là một số bước sử dụng dầu dừa để cải thiện tình trạng vẩy nến ngoài da. Khi sử dụng bạn cần chú ý dùng dầu dừa đúng cách để đạt được hiệu quả cao. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp cho bạn sớm cải thiện được tình trạng vẩy nến trên da. Chúc bạn có một làn da khỏe mạnh.

Một số thông tin hữu ích về bệnh vảy nến

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn