Bị bệnh nấm da toàn thân có chữa được không?

Nấm da toàn thân là một trong những dạng nấm da xảy ra trên phạm vi rộng, diện tích da bị ảnh hưởng lớn. Do vậy, nấm da toàn thân cũng khó chịu hơn so với những trường hợp nấm da cục bộ. Vậy nấm da toàn thân có chữa được không? Đây cũng là thắc mắc chung của khá nhiều bệnh nhân gặp phải căn bệnh này.

Thắc mắc của bạn đọc về bệnh nấm da toàn thân:”Chào chuyên mục, năm nay em 27 tuổi, công việc chính của em là làm sản phẩm mộc thủ công phụ giúp kinh tế gia đình. Giờ rảnh em hay đi ra sông bơi, thả cả với bạn bè trong xóm. Trước đây em bơi ngoài sống thì không thấy bị ảnh hưởng gì nhưng gần đây em hay bị ngứa sau khi tắm sông. Lúc đầu chỉ bị ngứa ở tay, chân nhưng dần dần ngứa lưng, ngứa bụng, ngứa toàn thân. Mỗi lần tắm sông em đều về nhà tắm lại nhưng không biết sao vẫn bị ngứa. Em có khám tại trạm y tế thì nghe nói bị nấm toàn thân. Vậy bệnh nấm toàn thân có chữa được không?”

nấm da toàn thân có chữa được không
Nấm da toàn thân có chữa được không? Những vấn đề bạn cần biết

Bị bệnh nấm da toàn thân có chữa được không?

Nấm da (Skin Fungal Infections) là một trong những bệnh ngoài da có ảnh hưởng xấu đến lớp biểu bì da. Tùy theo mức độ, diện tích mà nấm da có thể được chia thành nấm da tại chỗ và nấm da toàn thân. Nấm da toàn thân là dạng nấm da tương đối nặng, ảnh hưởng đến một diện tích da lớn. Các vị trí nấm da toàn thân rất rộng, bao gồm nấm ở kẽ tay kẽ chân, nấm thân, nấm móng, nấm bẹn,… Những vị trí tổn thương do nấm da toàn thân sẽ có các dấu hiệu rất đặc trưng, bao gồm:

  • Các dấu hiệu bong tróc, mẩn đỏ.
  • Những vùng da bị nấm thường không đều màu, quan sát thất rất khác biệt so với những vùng da khác.
  • Nấm da toàn thân có thể mắc ở bất cứ ai nếu như vi nấm có điều kiện thuận lợi để bám vào da và sinh sôi.

Nấm da toàn thân là bệnh có thể chữa được, tuy nhiên thường dễ tái phát, cần kiên nhẫn trong điều. Ngoài ra, người bị nấm toàn thân cũng cần áp dụng các biện pháp dự phòng cần thiết, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh thì mới có thể khỏi bệnh và không tái phát lại.

Người bị bệnh nấm da toàn thân cần phải làm gì?

1. Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nấm da toàn thân

Những yếu tố nguy cơ có thể gây nấm da toàn thân rất đa dạng, thường có tiếp xúc trực tiếp với da của chúng ta. Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nấm là yêu cầu bắt buộc trong điều trị nấm da bởi những yếu tố này có thể khiến cho vùng da đang điều trị bị tái nhiễm nấm, làm cho bệnh quay trở lại. Trong thời gian điều trị cũng như sau điều trị, người bị nấm da toàn thân cần chú ý các yếu tố sau:

  • Không sử dụng quần áo ẩm, ướt vì đây là môi trường thuận lợi có thể làm cho nhiều loại vi nấm có điều kiện phát triển, sinh sôi mạnh trên bề mặt da.Khi quần áo bị ẩm, ướt do mưa hay ra mồ hôi nhiều cần thay quần áo và vệ sinh da.
  • Không ngâm mình trong các khu vực ao, hồ, đầm phá tự nhiên có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh vì những nguồn nước này thường chứa rất nhiều vi nấm, vi sinh vật có hại cho da.
  • Tiếp xúc với một số loại động vật cũng có thể nhiễm vi nấm. Đặc biệt là các động vật hoang, những vật nuôi không được chú ý chăm sóc, vệ sinh thường xuyên.
điều trị đúng cách đúng thuốc khi bị nấm da toàn thân
Điều trị đúng cách, đúng thuốc khi bị nấm da toàn thân

2. Chú ý điều trị sớm và sử dụng đúng thuốc

Đối với những trường hợp điều trị bệnh nấm da, bệnh nhân cần chú ý dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc bôi tùy tiện vì có thể ảnh hưởng xấu đến da, có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nấm ngoài da thường được điều trị bằng một số loại thuốc như:

  • Kem bôi, dung dịch dùng ngoài da chứa hoạt chất Ketoconazole, Miconazole hoặc Terbinafine,… thường được sử dụng để điều trị nấm da toàn thân đối với những trường hợp nấm trên thân, kẽ tay, kẽ chân, nấm móng,…
  • Đối với nấm lan trên vùng da đầu, lưng, gáy, cổ, có thể dùng dung dịch vệ sinh hoặc dầu gội trị nấm có chứa Ketoconazole để tắm.

Trong thời gia sử dụng các thuốc điều trị nấm cần phải kết hợp các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da và phòng ngừa tái nhiễm nấm trên da.

3. Áp dụng các biện pháp vệ sinh da

Vệ sinh da đặc biệt cần thiết trong điều trị bệnh nấm ngoài da và một số bệnh ngoài da khác. Những trường hợp nấm ngoài da cần đặc biệt chú ý áp dụng các biện pháp vệ sinh da phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tình trạng da:

  • Chú ý sử dụng quần áo sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm nấm và các vi khuẩn ảnh hưởng đến da. Đồng thời cũng cần tránh chọn những loại quần áo dày, bí hơi, gây đổ mồ hôi nhiều.
  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên, chú ý giữ cho da khô thoáng khi bị đổ mồ hôi để tránh da bị ẩm ướt, tạo thuận lợi cho các loại vi nấm, vi khuẩn.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây lan vi nấm và vi khuẩn cho người khác.
nấm da toàn thân cần vệ sinh da thường xuyên
Người bị nấm da toàn thân cần chú ý vệ sinh da thường xuyên

Nấm da toàn thân là một trong những bệnh gây nhiều khó chịu. Tuy bị nấm da toàn thân có thể chữa được nhưng cần kiên trì trong điều trị, dùng đúng thuốc và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cũng như vệ sinh da. Chúc bạn sớm cải thiện được căn bệnh khó chịu này.

Bệnh nấm da và một số vấn đề cần biết

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Tuấn says: Trả lời

    Chào bác sĩ, cháu tên là Tuấn, năm nay 21 tuổi, cháu muốn hỏi là bị nấm toàn thân nếu không có điều kiện chữa ngay thì có chuyển thành thể mạn không ạ?
    Hiện tượng của cháu: ngứa bứt rứt kim châm phần thân trên, gãi chỗ nào thì thấy chỗ đấy như có viền hơi đỏ hình bản đồ, giữa nhạt màu hơn, nhưng hình ảnh vết sần không rõ.
    Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn