Biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là một trong những bệnh tiến triển theo mùa, có khả năng lây lan cao, thường liên quan nhiều đến virus. Nhận diện sớm biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp giúp hạn chế tình trạng bệnh lan rộng thành dịch.

biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em
Biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em

Sơ nét về bệnh thủy đậu

Thủy đậu (chicken pox) là bệnh lý viêm nhiễm ngoài da do virus varicella – zoster gây ra. Bệnh thủy đậu có các đặc trưng chính là mụn đỏ xuất hiện rải rác trên cơ thể bệnh nhân kèm theo cảm giác ngứa ngáy kéo dài. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em và chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong cuộc đời. Người đã mắc bệnh thủy đậu sẽ không mắc phải căn bệnh này lần thứ 2 nhưng có khả năng tái phát bệnh ở một dạng khác gọi là bệnh Zona thần kinh.

Bệnh thủy đậu đã có từ rất lâu đời, các tài liệu ghi nhận về bệnh thủy đậu đã được nhắc đến từ năm 1658. Tuy nhiên trong một thời gian rất lâu sau đó, các nhà khoa học mới tìm ra giải pháp để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Năm 1990, bệnh thủy đậu mới bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm. Đến năm 1995, vắc xin phòng ngừa virus varicella mới được đưa vào sử dụng đại trà. Qua đó giúp kéo giảm đáng kể số ca mắc phải bệnh này mỗi năm.

Bệnh thủy đậu có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc phải. Nguyên nhân do sức đề kháng của trẻ em khá yếu, đồng thời những môi trường tập trung nhiều trẻ như trường học, nhà trẻ,… có khả năng cao bùng phát và lây lan bệnh thủy đậu, nhất là vào mùa dịch. Do đó, việc phụ huynh hiểu về bệnh thủy đậu và có những hướng xử trí phù hợp là rất quan trọng.

Các biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em

Trẻ em ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tuy nhiên độ tuổi phổ biến nhất ở trẻ là từ 6 tháng tuổi đến khoảng 7 tuổi. Do sức đề kháng của trẻ yếu hơn so với người lớn nên nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cũng cao hơn. Bệnh thủy đậu ở trẻ có các biểu hiện đặc trưng bao gồm:

Giai đoạn ủ bệnh:

Đây là giai đoạn mà vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa bùng phát bệnh. Thông thường, giai đoạn này sẽ xuất hiện trong thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus varicella từ nguồn bệnh. Trong giai đoạn này, trẻ thường chưa có các dấu hiệu phát ban, chỉ có các hạch sau tai, cổ họng có thể bị viêm đỏ.

Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt từ 38 – 39 độ C, thường hay chán ăn, uể oải và quấy khóc. Trong giai đoạn này nếu bé được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, cải thiện sức đề kháng thì sẽ nhanh khỏi hơn và giai đoạn phát ban cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.

Giai đoạn phát ban, mụn nước:

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu có các dấu hiệu ban đỏ trên da, thường bùng phát sau các đợt đau đầu và sốt. Những vùng da thường hay bị phát ban, mụn nước gồm vùng bụng, lưng, mặt, tay, chân, miệng, da đầu,…

Bên trong mụn nước thường có dịch trong, kích thước thường mụn nước thường có đường kính từ 1 – 3 mm. Những trường hợp trẻ bị bệnh thủy đậu nặng thì các mụn nước có thể to ngoài ra còn có thể đục và chứa mủ nếu như có nhiễm khuẩn. Giai đoạn mụn nước và phát ban có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày tùy theo sức khỏe của trẻ.

Giai đoạn bong vảy và khô các bọng nước:

Sau khi giai đoạn phát ban và mụn nước kết thúc, trẻ sẽ bắt đầu khô các bọng nước và các loại vảy trên da đã bắt đầu bong vảy dần. Nếu như ở giai đoạn mụn nước, phát ban không có nhiễm khuẩn thì có thể không để lại sẹo khi bệnh lành. Ngược lại, nếu như mụn nước và phát ban do bệnh thủy đậu có nhiễm khuẩn thì có thể để lại sẹo khi lành.

Trong giai đoạn sau thủy đậu, một số trẻ có thể bị biến chứng như viêm tai giữa, tại ngoài, viêm niêm mạc miệng, viêm phổi, viêm thanh quản, một số biến chứng về não. Đây là những biến chứng khá nguy hiểm khi mắc bệnh thủy đậu, do đó phụ huynh cần hết sức cảnh giác khi bé có các dấu hiệu thủy đậu.

biểu hiện thủy đậu ở trẻ em
Sốt, mệt mỏi kèm theo nổi hạch, phát ban và nổi mụn nước là những biểu hiện thủy đậu phổ biến ở trẻ

Xử lý khi bé bị thủy đậu

Khi bé bị thủy đậu, phụ huynh cần chú ý cho bé thăm khám và điều trị sớm để cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời, phụ cũng cần chú ý một số biện pháp xử lý đúng cách bao gồm:

  • Giữ nơi sống thoải mái, sạch sẽ và thoáng mát.
  • Chọn lựa cho bé các loại quần áo rộng rãi, sạch sẽ, thấm hút tốt.
  • Vệ sinh tay chân cho bé sạch sẽ, cắt ngắn móng tay và đeo bao tay cho bé để hạn chế bé gãi gây trầy da.
  • Tắm rửa, vệ sinh ngoài ra cho bé bằng nước ấm và một số loại dung dịch sát khuẩn ngoài da.
  • Phụ huynh cũng có thể sử dụng các loại bột Talc vô khuẩn, các loại phấn rôm xoa ngoài da để giảm ngứa.

Trong thời gian điều trị bệnh thủy đậu, bác sĩ cũng có thể cho bé dùng dung dịch xanh metylen chấm ngoài da. Một số thuốc chống ngứa cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng cho bé nếu cần thiết. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện để tránh những ảnh hưởng xấu không mong muốn cho sức khỏe cuả bé.

Theo khuyến cáo của WHO, đối với trẻ chưa mắc bệnh thủy đậu, phụ huynh nên tiêm ngừa thủy đậu khi bé đủ 12 tháng tuổi để giúp bé tránh những ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra. Hi vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp phụ huynh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

Một số kiến thức cần biết về bệnh thủy đậu:

5/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 10:12 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn