Cách chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến thể giọt

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến thể giọt tại nhà. Bệnh nhân bị vảy nến thể giọt cần được chăm sóc tốt để mau khỏi bệnh. Chăm sóc tốt bệnh mau hồi phục hơn, người bệnh sẽ có thể tự tin sống hòa nhập với những người xung quanh.

Sơ lược về bệnh vẩy nến thể giọt

cach-cham-soc-benh-nhan-bi-vay-nen-the-giot

Biểu hiện thường thấy của bệnh vẩy nến thể giọt là những vảy khô màu bạc hồng, tụ lại với nhau, gây nên cảm giác rất ngứa. vẩy lớn nhỏ khác nhau, thường xuất hiện trên cách tay, thân, chân. Vẩy có hình bầu dục hoặc tròn màu đỏ như giọt nến.

Bệnh vẩy nến thể giọt là bệnh không lây lan, thông thường thì bệnh không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu được chữa trị sớm. Để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, gây trở ngại cho cử động. Mặc dù về căn bản, căn bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe thế nhưng có ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ. Từ đó làm cho người bệnh buồn, phiền, lo âu tác động xấu đến tâm lý.

Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến thể giọt

cach-cham-soc-benh-nhan-bi-vay-nen-the-giot1

Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến thể giọt chưa được xác định chính xác. Có giải thích cho rằng bệnh gây ra do sự nhầm lẫn của quá trình nhân lên của tế bào cũng như rối loạn hệ miễn dịch làm cơ thể tự tiêu diệt các tế bào bình thường ở lớp biểu bì gây tổn thương và hình thành nên các biểu hiện của vẩy nến thể giọt. Bên cạnh đó căn bệnh này còn có liên quan tới yếu tố di truyền và nhiều người trong gia đình có thể bị. Một số yếu tố có thể làm bệnh phát ra như:

  • Xúc động mạnh về mặt tâm lý, tâm lý căn thẳng sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Từ đó có thể kích thích bệnh xuất hiện lần đầu, hoặc làm tăng mức độ trầm trọng khi đang mắc bệnh.
  • Thường xuyên bị các vết thương trên da như vết trầy, vết cắt, cháy da, nhiễm độc da hoặc cuống họng, nhiễm HIV.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây: một số loại thuốc tây có tác dụng phụ gây nên các rối loạn ngoài da dẫn đến bệnh vẩy nến thể giọt như: thuốc chống sốt rét, thuốc trị cao huyết áp, thuốc corticoid…
  • Do tiếp xúc với các hóa chất, nhiễm độc, hoặc thời tiết trở lạnh cũng có thể làm cho bệnh vẩy nến thể giọt xuất hiện.

Việc tìm hiểu về bệnh vẩy nến thể giọt cũng như sơ lược về nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến thể giọt, giúp bạn có thêm kiến thức cũng như cách chăm sóc người mắc bệnh vảy nến thể giọt tốt hơn.

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Cách chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến thể giọt

cach-cham-soc-benh-nhan-bi-vay-nen-the-giot2

Việc điều trị bệnh vẩy nến thể giọt là cả một vấn đề với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh nhanh của tế bào biểu bì, làm giảm viêm da, giảm vẩy nến. Cách chăm sóc bệnh nhân bị vảy nến thể giọt rất đơn giản, nhưng đòi hỏi phải kiên trì thực hiện. Chăm sóc cho bệnh nhân bị vẩy nến thể giọt như sau:

  • Cho bệnh nhân tắm, ngâm trong nước ấm: Với việc ngâm trong nước ấm sẽ giúp loại bỏ da khô, xoa dịu cảm giác ngứa. Lưu ý khi chỉ nên cho bệnh nhân ngâm khoảng 10-15 phút trong nước ấm và ngâm với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
  • Bôi thuốc đặc trị, dưỡng ẩm thường xuyên: dưỡng ẩm là một vấn đề quan trọng đối với bệnh nhân bị vảy nến thể giọt. Giữ ẩm thường xuyên có thể làm giảm khô, ngứa, mẫn đỏ, đau nhức, giúp bệnh mau lành hơn.
  • Cho bệnh nhân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mỗi ngày cho bệnh nhân phơi nắng từ 10-15 phút vào lúc sáng sớm. Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da. Một chút ánh sáng mặt trời sẽ đem đến hiệu quả cải thiện và chữa các tổn thương do bệnh vảy nến thể giọt. Lưu ý không nên phơi nắng quá lâu vì việc tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm cho da bị cháy và tổn thương.
  • Không gãi, kì cọ, chà xát tác động mạnh lên vùng da bị bệnh: Việc tác động mạnh đến vùng da bị bệnh sẽ làm cho vùng da bị bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cho bệnh nhân ăn uống đủ chất: Nên cho bệnh nhân ăn uống một cách khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày, nhất là các loại vitamin. Việc ăn uống khoa học có tác dụng tốt từ bên trong, giúp bệnh nhân mau lành bệnh hơn.
  • Động viên tinh thần, tâm lý bệnh nhân: bệnh vẩy nến thể giọt có thế phát triển nhanh hơn khi tâm lý, tinh thần bệnh nhân buồn bã, lo lắng, căng thẳng. Thế nên bệnh chỉ có thể mau hết khi bệnh nhân giữ một tâm lý vui tươi, lạc quan, thoải mái.
Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn