Cách chữa nổi mề đay sau sinh an toàn tốt cho cả mẹ và bé

Bên cạnh những khó khăn trong thai kỳ, ở giai đoạn sau khi sinh chị em phụ nữ vẫn có thể gặp phải nhiều bệnh lý khó chịu như mề đay sau sinh. Mặc dù mề đay thường lành tính, không nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Các thống kê cho thấy tỉ lệ nữ giới bị mề đay mẩn ngứa sau sinh chiếm khoảng 10%. Đây là một tỉ lệ tương đối đáng chú ý mà chị em phụ nữ cần cảnh giác. Điểm qua một số thông tin về tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh có thể giúp bạn xử trí đúng cách, an toàn và đạt hiệu quả cao nếu không may rơi vào tình huống này.

nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay sau sinh gây ra nhiều phiền toái không mong muốn cho chị em phụ nữ

I. Vì sao phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay

Mề đay là bệnh ngoài da rất thường gặp, chủ yếu xảy ra do cơ địa quá mẫn hoặc dị ứng với một số yếu tố nào đó trong cuộc sống, dẫn đến tình trạng mề đay ngoài da. Riêng với phụ nữ mang thai và sau sinh, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nổi mề đay mẩn ngứa thường liên quan đến một số vấn đề sau:

  • Ảnh hưởng của quá trình thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới giai đoạn mang thai và sau khi sinh
  • Một số trường hợp sau sinh có những thay đổi về men gan do chế độ dinh dưỡng, do men gan tăng,… cũng có thể thúc đẩy mề đay mẩn ngứa
  • Sức đề kháng của phụ nữ sau sinh tương đối yếu, dễ bị mẫn cảm với các yếu tố xâm nhập như không khí lạnh, gió lạnh dẫn tới mề đay, mẩn ngứa

Những yếu tố này đa phần đến từ bên trong cơ địa của bệnh nhân, do đó nhiều phụ nữ sau sinh dù trước đây không có tiền sử mề đay mẩn ngứa nhưng vẫn có thể gặp phải tình trạng này sau khi sinh.

II. Triệu chứng nổi mề đay sau sinh ở mẹ bầu

Đa số những trường hợp bệnh mề đay mẩn ngứa ở chị em phụ nữ sau sinh tương đối dễ nhận biết. Phần lớn những trường hợp nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh sẽ khởi phát với các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những nốt sẩn phù nổi cao hơn mặt da
  • Kích thước sẩn phù có thể từ 0,5 – 2 cm, có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng mảng mề đay dị ứng trên da
  • Sẩn phù có thể khởi phát chỉ với một vài nốt sau đó có xu hướng lan rộng, xuất hiện ngày càng nhiều
  • Dấu hiệu mề đay có thể xuất hiện trên các vùng da như mặt, cổ, môi, tay chân, thắt lưng,…
  • Đa số những trường hợp nổi mề đay sau sinh thường bùng phát thành đợt ngắn khoảng vài giờ rồi lặn, có thể tái phát nhiều lần thành những đợt nhỏ
triệu chứng nổi mề đay
Mề đay thường nổi thành từng đợt ngắn kéo dài khoảng vài chục phút đến vài giờ

III. Bệnh nổi mề đay sau sinh gây ảnh hưởng gì?

Mề đay sau sinh đa phần là lành tính, sau khi các đợt mề đay chấm dứt, các dấu hiệu ngoài da của người bệnh cũng trở lại bình thường. Tuy nhiên trong suốt thời gian phát mề đay ngoài da, người bệnh có cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động, công việc hằng ngày. Đặc biệt nếu mề đay xảy ra vào buổi tối còn có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cho giấc ngủ của bạn.

Bên cạnh dạng mề đay lành tính vốn chiếm đa số các trường hợp mề đay, còn có những trường hợp mề tương đối nguy hiểm, có thể gây sốc phản vệ, khó thở, phù thanh quản, suy hô hấp. Đây là một dạng dị ứng nặng đe dọa tính mạng cầ được cấp cứu ngay. Rất may, tỉ lệ mề đay ở dạng nặng, nguy hiểm đến tính mạng chỉ chiếm một tỉ lệ rất thấp, còn lại đa phần những trường hợp mề đay đều lành tính, rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

IV. Cách khắc phục chứng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh

Có nhiều phương pháp tự nhiên, an toàn để khắc phục chứng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh. Những cách này đều có thành phần là các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc, dễ kiếm và dễ thực hiện, do đó rất thuận lợi cho chị em phụ nữ trong việc tìm và sử dụng.

1. Chữa nổi mề đay sau sinh bằng lá khế

Lá khế là nguyên liệu tự nhiên rất có lợi cho làn da, được dân gian sử dụng từ lâu để cải thiện các chứng ngứa ngáy ngoài da, mẩn ngứa, rôm sảy, dị ứng,… nhờ chứa nhiều acid hữu cơ, tinh dầu, các chất kháng viêm, kháng khuẩn.

Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn (Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) sử dụng lá khế chua, lá khế tươi với một lượng vừa đủ để nấu nước tắm là một trong những cách đơn giản từ dân gian, được áp dụng lâu đời để cải thiện các chứng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. Cách thực hiện cũng khá đơn giản

Chuẩn bị:

  • Lá khế khoảng 200g
  • Muối khoảng 1/2 thìa
  • Nước sạch

Thực hiện:

  • Lá khế đem rửa sạch để ráo nước
  • Cho 3 lít nước vào nồi, hòa 1/2 thìa muối vào cùng với lá khế
  • Đun trong thời gian 10 – 15 phút cho nước sôi rồi tắt bếp
  • Phần nước thu được đem để nguôi cho bớt nóng sau đó pha với nước để tắm, kết hợp dùng lá khế chà nhẹ lên vùng da bị ngứa do mề đay
  • Cách này có thể giúp da bạn có cảm giác dễ chịu hơn, bớt được các triệu chứng ngứa ngáy, mề đay và dị ứng ngoài da
giảm triệu chứng mề đay bằng lá khế
Lá khế giúp làm giảm các triệu chứng mề đay mẩn ngứa

2. Dùng cây mùi tàu trị mề đay sau sinh

Mùi tàu hay ngò gai là loại rau thơm ăn kèm với nhiều món ăn, ngoài ra còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, cảm cúm, cảm lạnh, hôi miệng,… được dân gian áp dụng từ lâu. Thành phần của cây mùi tàu chứa khá nhiều tinh dầu, saponin, một số chất kháng khuẩn, kháng viêm khác. Đối với những trường hợp ngứa ngáy do mề đay có thể dùng mùi tàu theo các bước sau:

Chuẩn bị

  • Rau mùi tươi khoảng 1 nắm

Thực hiện

  • Rửa sạch rau mùi tươi, để ráo
  • Giã nát rau mùi tươi hoặc ép để lấy nước cốt bôi ngoài da trên những vị trí mề đay mẩn ngứa
  • Sau khi bôi ngoài da, bạn để cho nước ép khô tự nhiên sau đó rửa lại với nước sạch
  • Cách này có thể làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy trong đợt bùng phát mề đay, giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn
chữa mề đay bằng ngò gai, mùi tàu
Cây mùi tàu (ngò gai) là nguyên liệu chữa ngứa ngáy được dân gian rất ưa dùng

3. Giấm táo

Trong thành phần của giấm táo có chứa một lượng acid acetic khá cao, nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Do đó sử dụng giấm táo đúng thời điểm rất có lợi cho bạn trong việc làm dịu các triệu chứng ngoài da do mẩn ngứa, mề đay. Dấm táo cũng khá quen thuộc với nhiều gia đình do đó việc chuẩn bị và sử dụng dấm táo cũng khá dễ dàng. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Chuẩn bị

  • Giấm táo khoảng 1 muỗng cà phê
  • Nước sạch khoảng 100ml
  • Gừng 1 củ
  • Đường trắng khoảng 2 muỗng cà phê

Thực hiện

  • Gọt vỏ củ gừng sau đó rửa sạch, để ráo rồi đem xắt thật nhuyễn
  • Gừng trộn đều cùng với giấm, nước và đường trắng sau đó nấu lên cho sôi
  • Lọc bỏ phần bả, sau đó giữ lại phần nước, để cho nguội bớt rồi uống
  • Cách này có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng khó chịu của mề đay trong những đợt bùng phát của bệnh
chữa mề đay bằng dấm táo
Giấm táo là nguyên liệu chữa ngứa da dễ tìm mua hoặc có thể tự làm ở nhà

4. Kinh giới

Thành phần chính của cây kinh giới gồm nhiều tinh dầu như d-menthol, menthol racemic cùng với một lượng nhỏ d-limonen do đó kinh giới thường có mùi thơm đặc biệt cùng với vị cay. Nhờ những thành phần này, cây kinh giới thường được dân gian sử dụng để cải thiện nhiều bệnh thông thường trong cuộc sống

Chuẩn bị

  • Lá kinh giới khoảng 1 nắm

Thực hiện

  • Rửa sạch lá kinh giới, loại bỏ các phần bị dập sau đó để ráo
  • Sao nóng kinh giới trên chảo lớn rồi cho một ít muối hạt vào rang
  • Đảo đều kinh giới và muối hạt cho đến khi hỗn hợp này chuyển sang màu vàng
  • Khi đó, bạn có thể cho tất cả nguyên liệu này vào một lớp khăn vải mỏng
  • Dùng hỗn hợp này để chườm vào vùng da bị ngứa ngáy do mề đay, cách này có thể áp dụng cho đến khi hỗn hợp nguội
  • Sau khi sử dụng lá kinh giới, bạn có thể rửa lại với nước mát
chữa mề đay bằng rau kinh giới
Kinh giới là loại rau thơm không chỉ làm thực phẩm mà còn giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngoài da do mề đay

5. Chữa nổi mề đay sau sinh bằng trà xanh

Thành phần trong trà xanh có rất nhiều hoạt chất tốt cho da, đặc biệt là các chất kháng viêm, chất chống oxy hóa như polyphenols epigallocatechin (EGC), epicatechin gallate (ECG). Các thành phần trong trà xanh có khả năng làm giảm bớt các phản ứng dị ứng da liên quan đến quá trình giải phóng histamin. Từ đó giúp da cải thiện được tình trạng mề đay mẩn ngứa do dị ứng ngoài da hiệu quả hơn.

Có hai cách dùng trà xanh để làm giảm tình trạng khó chịu do mề đay mẩn ngứa, gồm cách dùng trà xanh để uống và dùng trà xanh để đắp ngoài da.

  • Với cách dùng trà xanh để uống, bạn có thể dùng khoảng 1 chén trà xanh sau khi ăn để giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy ngoài da. Các chất oxy hóa trong trà xanh có thể giúp bạn loại bỏ gốc tự do dư thừa trong cơ thể.
  • Với cách dùng trà xanh để đắp, bạn có thể dùng phần xác trà xanh gói lại hoặc dùng gói trà túi lọc đã ngâm trà đem cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi gói trà lạnh, bạn có thể lấy ra để chườm lên vùng da bị mẩn ngứa, mề đay để giúp cải thiện tình trạng khó chịu nhờ hoạt chất tanin trong trà thấm vào các mô.
chữa mề đay bằng trà xanh
Trà xanh giúp thanh lọc cơ thể, giảm ngứa da và cải thiện tình trạng mề đay an toàn, tự nhiên

Có một lưu ý nhỏ khi dùng trà xanh đó là bạn không nên uống vào buổi tối vì trà xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn nếu như dùng vào ban đêm. Do đó tốt nhất bạn chỉ nên dùng trà để uống vào buổi sáng, trưa.

VI. Những lưu ý khi bị nổi mề đay sau sinh

Khi đang trong đợt bùng phát mề đay, mẩn ngứa, chị em phụ nữ sau sinh cần chú ý một số vấn đề sau để tránh làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn:

  • Kiêng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, cay nóng, các loại hải sản, các thực phẩm nhiều gia vị, muối,…
  • Không gãi khi bị nổi mề đay vì có thể khiến cho tình trạng hồng ban và thương tổn lan rộng hơn trên bề mặt da
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc điều trị, sử dụng tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu đến việc điều trị của bệnh nhân.
  • Chú ý luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cân bằng giữa công việc và các hoạt động khác, ngủ đủ giấc
  • Không sử dụng các chất kích thích để tránh các đợt dị ứng, mề đay trở nên nghiêm trọng hơn
  • Vệ sinh da với nước mát thường xuyên để làm sạch da, không nên dùng nước nóng để tránh gây khó chịu cho làn da

Mề đay là một bệnh ngoài da gây nhiều khó chịu cho phụ nữ sau sinh, tuy nhiên lại là một bệnh lành tính, ít khi trở nặng. Do đó, hiểu và áp dụng những biện pháp cải thiện mề đay mẩn ngứa phù hợp, đúng cách, sẽ giúp bạn sớm vượt qua các đợt mề đay phiền toái này. Chúc bạn áp dụng thành công với những mẹo nhỏ trên đây.

Những bí kíp cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 08:51 - 28/06/2018

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn