Cách chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh an toàn
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu thường gặp ở rất nhiều đối tượng, mà trong đó trẻ sơ sinh là đối tượng phổ biến nhất. Bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của trẻ sơ sinh nếu không được ngăn chặn kịp thời. Do đó việc nắm rõ cách chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh và những thông tin về bệnh là điều cần thiết đối với mỗi bậc phụ huynh.
Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da tiếp xúc
Theo các nghiên cứu của giáo sư Krafchick, trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto, Canada thì có đến khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da trong những năm đầu đời, đặc biệt trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi. Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
+ Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các yếu tố từ bên ngoài tấn công. Có khoảng 90% trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm da cơ địa chủ yếu do kháng thể tự khống chế lẫn nhau.
+ Có rất nhiều bậc phụ huynh không để ý khi trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ tại vùng quấn tã, cho đến khi trẻ viêm nhiễm nặng mới phát hiện ra. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cũng hết sức lưu ý khi sử dụng tã, khăn quấn, quần áo cho trẻ. Bởi vì đây là những nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ diễn ra trầm trọng hơn.
+ Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, bị côn trùng đốt,… Nguyên nhân này cũng không phải hiếm gặp, với làn da mỏng manh của trẻ thì chỉ cần một sự tác động nhẹ cũng khiến làn da dễ bị tổn thương.
+ Ngoài ra bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh còn có thể tìm thấy ở các yếu tố như di truyền, khí hậu, trong ăn uống, sinh hoạt,… Ở những trẻ có tiền sử mắc các bệnh như hen, phế quản, mề đay, dị ứng thời tiết cũng rất dễ mắc các bệnh ngoài da, tiêu biểu là bệnh viêm da tiếp xúc.
Đặc biệt tỉ lệ trẻ sơ sinh thường bị viêm da chủ yếu do vệ sinh kém, quấn tã thường xuyên, mặc đồ quá kín, không vệ sinh làn da cho trẻ thường xuyên, không kiểm soát được chất liệu đồ chơi phù hợp với trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?
Cách chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh an toàn
Bệnh viêm da tiếp xúc dễ dẫn đến tâm lý ngứa-gãi thường xuyên khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc. Do đó cần phải tìm ra cách chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh an toàn và giúp điều trị dứt điểm ngay. Đối với trẻ sơ sinh thì việc điều trị cũng có phần hạn chế, bởi vì hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu nên các bậc phụ huynh cũng không được tự ý sử dụng thuốc điều trị. Vậy chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả?
Việc đầu tiên khi chữa bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh là luôn phải giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé. Thường xuyên tắm gội sạch sẽ bằng nước ấm. Có thể sử dụng thêm sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với làn da của trẻ. Lưu ý cần tắm lại sạch sẽ để đảm bảo rằng sữa tắm không bị sót lại trên da
1- Chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh bằng thuốc:
Để điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh hiệu quả các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hợp lý.
+ Ở giai đoạn cấp tính: Có thể dùng các loại thuốc bôi kháng histamin để an thần và chống ngứa, dung dịch jarish đắp lên vùng da bị thương tổn ngày 2-3 lần.
+ Bán cấp tính: Sử dụng các loại thuốc bôi như kem chứa kẽm, hồ nước, kem có corticoid, protopic, kháng histamin.
+ Giai đoạn mãn tính: Dùng thuốc mỡ chứa corticoid nhẹ, salicyl, protopic đều là thuốc mỡ kháng sinh, chống ngứa an thần ức chế histamin trên da.
Lưu ý: Không nên lạm dụng thuốc có chứa corticoid, không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày và chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có hiện tượng bội nhiễm.
2- Dùng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh rất hiệu quả như lá trà xanh, lá trầu không, lá khế, sả,… Các loại thảo dược này khá quen thuộc với chúng ta và rất dễ tìm kiếm.
* Dùng lá trầu không: Lá trầu không được biết là loại thảo dược có vị cay, tính ấm có tác dụng sát trùng, dùng chữa ho, cảm lạnh, đau bụng hay mụn nhọt, bỏng và ngứa da. Ngoài ra trầu không còn là 1 loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống khuẩn, chống viêm nhiễm. Hiện này loại thảo dược này được biết đến nhiều với tác dụng chống rôm sảy, đặc biệt là hạn chế viêm da tiếp xúc an toàn cho trẻ sơ sinh.
Thực hiện: Lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch vò nát hoặc cắt nhỏ. Sau đó nấu với nước, để sôi khoảng 15-20 phút để tinh chất trong lá lẫn vào trong nước. Dùng nước này để tắm cho trẻ khi còn ấm. Thường xuyên thực hiện cách này giúp cho vùng da bị tổn thương được cải thiện nhanh chóng.
* Nước lá trà xanh: Trà xanh có vị đắng, tính mát có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và được dùng nhiều trong các phương pháp điều trị bệnh về tim mạch. Tuy nhiên trong các bài thuốc y học cổ truyền trà xanh còn có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do viêm da ở trẻ nhỏ.
Thực hiện: Bạn dùng nắm lá trà xanh rửa sạch rồi nấu với nước sôi. Để nước hơi ấm thì dùng nó để tắm cho trẻ. Thường xuyên áp dụng phương pháp này không những giúp phục hồi nhanh vết thương mà còn giúp cho làn da bé yêu trở nên căng mịn.
Lưu ý: Đừng quên dưỡng ẩm cho bé sau khi vệ sinh cơ thể để tránh tình trạng khô da.
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng luôn mang lại cảm giác khó chịu cho bé. Chính vì vậy cha mẹ cần lưu ý khi phát hiện dấu hiệu bệnh nên đưa bé đi khám để có cách chữa trị kịp thời. Tránh để bệnh lâu và lây lan sang vùng khác.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:11 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!