6 biện pháp phòng bệnh mề đay tái phát
Mề đay mẩn ngứa là một trong những bệnh ngoài da dễ mắc, dễ tái phát, có liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, các biện pháp phòng bệnh mề đay tái phát rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn cần biết để phòng bệnh mề đay tái phát.
6 biện pháp phòng bệnh mề đay tái phát
1. Giữ nhiệt độ ổn định
Nhiệt độ nóng lạnh bất thường, không ổn định là một trong những yếu tố có thể khiến cho da bị kích ứng, khó chịu. Với những người có cơ địa bị dị ứng với thời tiết nóng, lạnh thường rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu và nổi các mảng mề đay khó chịu trên da.
Do đó trong những thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi, người có tiền sử bị ngứa da, mề đay tái phát cần chú ý giữ nhiệt độ ổn định. Bạn có thể sử dụng thêm các vật dụng như quạt điện, quạt hơi nước, quạt điều hòa,… để giữ cho nhiệt độ nơi ở được ổn định, tránh nguy cơ nổi mề đay, ngứa ngáy khi nhiệt độ chênh lệch bất thường.
2. Bổ sung thực phẩm có tính mát
Các thực phẩm có tính mát rất tốt cho người bị dị ứng, mề đay mẩn ngứa. Những thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu trên da do mề đay mẩn ngứa gây ra. Do đó, bổ sung một số thực phẩm có tính mát sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng khó chịu, ngứa ngáy do mề đay trên da.
Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm như:
- Đậu phụ và các món ăn từ đậu phụ.
- Khổ qua, mướp đắng.
- Bí đao (hay bí trắng).
- Củ cải, nhất là củ cải trắng.
- Cà chua.
- Rau xanh và một số loại rau củ khác.
3. Cẩn thận trong ăn uống
Người bị mề đay mẩn ngứa cần cẩn thận trong việc ăn uống, lựa chọn các thực phẩm để đưa vào thực đơn của mình bởi tỉ lệ mề đay mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm là khá cao. Tốt nhất khi bị dị ứng, bạn nên tránh một số thực phẩm dễ gây ngứa ngáy, khó chịu ngoài da, bao gồm:
- Một số loại thịt dễ gây ngứa ngáy, khó chịu, nhất là các loại thịt chứa protein lạ.
- Các loại hải sản, động vật biển có vỏ, một số loại cá.
- Một số loại đậu, hạt, các loại thức ăn chế biến sẵn có chất bảo quản cũng có thể gây ra dị ứng, kích ứng, dẫn đến nhiều khó chịu.
- Ngoài ra, nhiều người cũng có cơ địa dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa.
4. Chú ý uống đủ nước
Người có cơ địa thường bị mề đay mẩn ngứa cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Đây là yếu tố rất quan trọng để kiểm soát tình trạng ngứa và mề đay ngoài da. Đặc biệt là những người bị dị ứng thời tiết, nổi mề đay khi nhiệt độ thay đổi bất thường thì càng phải chú ý bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn có thể bổ sung cho cơ thể từ 2,5 – 3 lít nước để giúp cơ thể không bị thiếu hụt nước. Không chỉ là giải pháp để cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng là một thói quen tốt để giúp cơ thể bạn khỏe khoắn hơn, giúp đào thải các yếu tố bất lợi ra khỏi cơ thể.
5. Cân nhắc khi lựa chọn mỹ phẩm
Mỹ phẩm cũng là một trong những yếu tố có tỉ lệ gây dị ứng, kích ứng, nổi mề đay cao. Thông thường, những trường hợp nổi mề đay khi sử dụng các loại mỹ phẩm có 3 dạng chính, bao gồm:
- Những người bị dị ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm.
- Sử dụng phải các loại mỹ phẩm không phù hợp với tình trạng da hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn.
- Người có cơ địa dễ dị ứng, da mỏng, da nhạy cảm.
Tùy theo những trường hợp trên mà cần lựa chọn các loại mỹ phẩm chuyên biệt, phù hợp nhất với làn da của bạn. Với người hay bị dị ứng mỹ phẩm, bạn nên lựa chọn những loại mỹ phẩm quen thuộc, đã sử dụng trước đây mà không gây kích ứng, không nên thay đổi nhiều loại mỹ phẩm khác nhau. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ da liễu để sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp nhất với làn da của mình.
6.Sử dụng quần áo, phụ kiện phù hợp
Nhiều chất liệu quần áo có khả năng gây ra dị ứng, kích ứng cho cơ thể trong quá trình sử dụng. Thường gặp nhất là các loại vải dày, bí hơi, các loại sợi thô, len dạ,… Người có cơ địa dị ứng, nổi mề đay nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm quần áo, vải vóc mềm mại, thấm hút tốt, ít gây dị ứng như sợi bông, hạn chế các loại sợi tổng hợp.
Ngoài ra, một số vật dụng, phụ kiện có mạ bề mặt bằng kim loại cũng có thể gây ngứa ngáy, dị ứng nếu như sử dụng cho người có cơ địa dị ứng. Nếu có tiền sử bị nổi mề đay khi dùng các vật dụng bằng kim loại, bạn cũng nên lưu ý để tránh tình trạng ngứa ngáy, dị ứng nặng nề hơn.
Với 6 biện pháp phòng bệnh mề đay tái phát, bạn có thể sử dụng để cải thiện ngứa ngáy ngoài da trong những đợt mề đay bùng phát. Hi vọng một số giải pháp trên đây có thể giúp bạn sớm cải thiện được những khó chịu do bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra.
Hiểu thêm về bệnh mề đay mẩn ngứa
XEM THÊM
Cập nhật lúc 10:06 - 03/10/2021
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!