Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm cấp tính

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm cấp tính là gì? Tùy theo tiến triển của bệnh mà người ta phân chia bệnh chàm thành nhiều giai đoạn. Trong đó, cấp tính là giai đoạn đầu tiên khi bệnh chàm mới xuất hiện. Cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh chàm cấp tính để điều kịp thời và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. 

Chàm là căn bệnh da liễu rất phổ biến và có tỉ lệ người bệnh khá cao. Bệnh chàm thường gây viêm da, ngứa da khó chịu nhưng không lây truyền. Nguyên nhân gây bệnh chàm được cho là do hai yếu tố cơ địa và dị ứng nguyên gây riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau gây bệnh. Tùy theo căn nguyên, tính chất thương tổn và tiến triển của bệnh mà người ta xác định được các thể bệnh chàm khác nhau. Trong đó, xét theo tiến triển của bệnh, chàm được chia thành các thể chàm cấp tính, chàm bán cấp và chàm mạn tính.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm cấp tính

Bệnh chàm có dấu hiệu rất đa dạng nhưng mang đặc tính phổ biến là ngứa, có mụn nước nổi thành từng mảng với giới hạn không rõ ràng, thường tiến triển theo đợt, kéo dài và hay tái phát. Ở thể cấp tính, bệnh chàm có các dấu hiệu nhận biết như sau:

1. Da tấy đỏ

  • Chàm xuất hiện và bắt đầu gây ngứa hoặc gây nóng rồi da chuyển sang màu đỏ, phù và nóng.
  • Có thể nhận biết dấu hiệu bệnh chàm cấp tính bởi hiện tượng phù ở những vùng da mềm, nhão như mi mắt, bao quy đầu.
  • Trên bề mặt da phù có những hạt nhỏ có màu trắng, về sau sẽ tiến triển thành mụn nước.

2. Xuất hiện mụn nước

  • Các hạt nhỏ màu trắng trên nền da đỏ trước đó phát triển các mụn nước. Các mụn này có thể lan ra cả vùng da lành phía ngoài.
  • Mụn nước có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim hoặc có khi to bằng bọng nước, xếp thành các mảng dày đặc, chi chít.
  • Các mụn nước nông và chứa dịch bên trong.

BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM:

3. Chảy nước dịch

  • Mụn nước có thể bị vỡ tự nhiên hoặc do người bệnh cào gãi vì ngứa làm chảy dịch có màu vàng.
  • Nước dịch có thể chảy thành giọt hoặc ướt dính lem trên quần áo.
  • Mảng chàm lổ chổ nhiều vết trợt có hình tròn được gọi là giếng chàm, rất dễ gây bội nhiễm.
  • Khi chất dịch này chảy ra ngoài có thể tạo thành mảng dày trên da.

Bệnh chàm tiến triển theo nhiều đợt, kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giai đoạn mạn tính và càng khó điều trị hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh chàm cấp tính như trên.

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn