Dị ứng thực phẩm: Danh sách các chất gây dị ứng và điều trị

Dị ứng thực phẩm là tình trạng thường gặp có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trong những năm gần đây, số liệu thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ người bị dị ứng thực phẩm đang ngày càng gia tăng. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ mang đến một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chẩn đoán và khắc phục tình trạng dị ứng thực phẩm.

Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là một tình trạng thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm chính là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với các loại protein trong thực phẩm mà bạn dung nạp vào cơ thể. Khi đó, kháng thể IgE sẽ nhận định những protein này là tác nhân gây hại và tấn công chúng. Điều này khiến cho một số triệu chứng dị ứng phát sinh như phát ban, rối loạn tiêu hóa…

Trước khi có phản ứng dị ứng diễn ra, thường thì bạn đã từng tiếp xúc với thực phẩm gây kích ứng ít nhất một lần. Đến lần thứ 2, kháng thể IgE mới phản ứng với Protein trong thực phẩm, khiến cho Histamine được giải phóng và phát sinh các triệu chứng.

Hiện trạng dị ứng thực phẩm thường có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em. Tuy nhiên, không loại trừ được khả năng người lớn cũng có thể mắc phải. Mặc dù có những biểu hiện tương đối giống nhau nhưng bạn nên biết rằng, dị ứng thực phẩm hoàn toàn khác với hiện tượng không dung nạp thực phẩm.

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng dị ứng thực phẩm là do cơ địa của bạn quá nhạy cảm. Khi bạn dung nạp các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với Protein trong thực phẩm và làm phát sinh triệu chứng.

Sau đây là một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng mà bạn nên chú ý:

  • Sữa bò
  • Trứng
  • Động vật có vỏ
  • Các loại cá
  • Đậu phộng
  • Các loại quả hạch
thực phẩm gây dị ứng
Trứng là một trong những loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng bạn cần chú ý

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân cộng hưởng khiến nguy cơ dị ứng thực phẩm tăng:

  • Tiền sử dị ứng của gia đình
  • Thiếu hụt Vitamin D
  • Béo phì
  • Tuổi tác
  • Bệnh hen suyễn
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng thực phẩm cần chú ý

Khi hệ miễn dịch phản ứng với các loại thực phẩm được dung nạp vào cơ thể, bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

  • Ngứa trong miệng
  • Ngứa ngáy, phát ban trên da
  • Sưng, nhất là ở môi, lưỡi, mặt và cổ họng
  • Hắt hơi liên tục
  • Co thắt họng, khò khè
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt

Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập trên đây. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên sớm thăm khám khi cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng thường phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể bạn với các loại thực phẩm khác nhau.

Biến chứng của hiện tượng dị ứng thực phẩm

Nếu bạn không sớm phát hiện và khắc phục thì khả năng tình trạng dị ứng thực phẩm biến chứng là rất cao. Nhất là khi hệ miễn dịch phản ứng mạnh với Protein trong thực phẩm, bạn rất dễ gặp phải tình trạng sốc phản vệ.

Cần hết sức cẩn trọng với các triệu chứng sốc phản vệ sau đây:

  • Huyết áp giảm nhanh
  • Chóng mặt
  • Mất ý thức
  • Khó thở
  • Sưng và có cảm giác nghẹn ở cổ họng
  • Ngất xỉu
  • Tim đập nhanh

Nếu các triệu chứng trên phát sinh, bạn cần nhận được sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Sốc phản vệ là biến chứng rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của bạn.

Biến chứng dị ứng thực phẩm
Khó thở, đau tức ngực là những triệu chứng nghiêm trọng mà dị ứng thực phẩm gây ra

Ngoài ra, dị ứng thực phẩm khi không được can thiệp kịp thời còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, điển hình nhất là bệnh viêm da dị ứng.

Chẩn đoán bệnh dị ứng thực phẩm như thế nào

Để chẩn đoán việc bạn có đang bị dị ứng thực phẩm hay không, thông thường các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin như:

  • Các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể bạn
  • Bạn có gặp phải tình trạng dị ứng thường xuyên không?
  • Danh sách các loại thực phẩm mà bạn dung nạp trước khi bị dị ứng
  • Tiền sử dị ứng, hen suyễn của các thành viên trong gia đình

Bên cạnh những chẩn đoán lâm sàng, để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm:

  • Thực hiện một thử nghiệm trên da: Sử dụng chiết xuất dạng pha loãng từ chất bị khả nghi là gây ra dị ứng để chích vào vùng da lưng hay da tay của bạn. Bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng trên da trong khoảng 15 phút. Phản ứng dị ứng xuất hiện khi da bạn có dấu hiệu sưng đỏ hoặc ngứa.
  • Xét nghiệm máu: Thường để kiểm tra lượng kháng thể IgE trong máu ứng với Protein trong một số loại thực phẩm nhất định. Tuy nhiên, xét nghiệm máu độ chính xác sẽ không cao so với xét nghiệm da.

Trong trường hợp đã thực hiện các xét nghiệm cùng với việc tìm hiểu các triệu chứng lâm sàng nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ tiến hành cho bạn thực hiện thử thách với thực phẩm. Cụ thể là theo dõi các dấu hiệu xảy ra khi yêu cầu bạn ăn nhiều hơn lượng thực phẩm bị nghi ngờ là gây ra dị ứng.

Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm

Mặc dù dị ứng thực phẩm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng bạn hãy luôn cảnh giác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. Cần sớm phát hiện và điều trị để tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh

1. Không dung nạp các loại thực phẩm gây dị ứng

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng dị ứng thực phẩm. Khi không may gặp phải, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ ra những loại thực phẩm khiến bạn bị dị ứng. Điều đầu tiên bạn cần thực hiện là tránh xa các loại thực phẩm này.

Khi sử dụng các loại đồ hộp hay thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chú ý đến thông tin về thành phần được cung cấp trên vỏ hộp. Hãy loại bỏ những loại thực ăn có chứa thành phấn gây kích ứng ra khỏi khẩu phần ăn của bạn.

2. Sử dụng thuốc kháng Histamine

Nhóm thuốc này mặc dù không có tác dụng ngăn ngừa dị ứng nhưng lại có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng dị ứng thực phẩm ở mức độ nhẹ và vừa.

điều trị dị ứng thực phẩm
Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc kháng Histamine khi triệu chứng dị ứng thực phẩm ở mức độ nhẹ

Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc kháng Histamine như:

  • Chlopheniramin
  • Siro Phenergan
  • Promethazin
  • Clarytine

Các loại thuốc này thường có tác dụng kiểm soát hàm lượng Histamine được sản sinh trong cơ thể. Từ đó giúp giảm ngứa và kìm hãm các phản ứng dị ứng ngoài da.

**Lưu ý: Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng trong bất cứ trường hợp nào khi chưa nhận được chỉ dẫn y khoa.

3. Sử dụng thuốc Epinephrine

Trường hợp tình trạng dị ứng thực phẩm gây ra các triệu chứng nghiêm trọng thuốc Epinephrine sẽ được bác sĩ chỉ định. Loại thuốc này thường được dùng theo đường tiêm với tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng và làm dịu đường thở.

Cần sử dụng thuốc Epinephrine ngay lập tức khi cơ thể bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng sốc phản vệ nào. Thường gặp như khó thở, cổ họng căng tức, sưng trong miệng…

Mặc dù là hiện tượng thường gặp và không quá nguy hiểm nhưng bạn hãy luôn cẩn trọng với tình trạng dị ứng thực phẩm. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng khác thường sau khi dung nạp bất cứ loại thực phẩm nào, bạn nên sớm thăm khám để kiểm soát tốt tình hình, tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Hiện tượng bị nổi mề đay mẩn ngứa sau khi tắm có đáng lo ngại

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị Ứng Thời Tiết – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Chuyên Gia Chỉ Cách Giải Quyết Triệu Chứng Dị Ứng Thời Tiết An Toàn, Không Tái Lại

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt bạn đã biết

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Dị ứng băng vệ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ẩn