Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay liệu có thực sự tốt

Hoa mào gà chữa bệnh mề đay được nhiều người truyền tai nhau gần đây có thực sự tốt? Theo một số nguồn tin mới đây cho thấy, dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay có tác dụng rất tốt. Thực hư vấn đề này thế nào, hãy cùng theo dõi thông qua một số thông tin sau.

Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay liệu có thực sự tốt

Hoa mào gà chữa bệnh mề đay có tốt không?

Hoa mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L là loại cỏ sống lâu năm, chiều cao từ 30 – 90 cm, trong dân gian được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Kê quan hoa, kê cốt tử hoa, kê công hoa, mồng gà…

Đặc điểm của hoa mào gà như sau: thân cây màu đỏ, cành nhẵn, mọc đứng, lá mọc so la, phiến lá nguyên hình trứng, phía gốc to rộng hơn màu xanh nhạt, mép nguyên, cuống hoa ngắn, cụm hoa xòe ra thành hình quạt hoặc hình vại, quả hộp, hình cầu hoặc hình trứng, hạt nhỏ đen bóng.

Đây là cây thuốc quý trong Y học cổ truyền, mào gà đỏ được ứng dụng trong đông y nhờ vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, chỉ huyết, lương huyết, điều trị rất tốt các chứng bệnh như xích bạch lỵ, trĩ xuất huyết, huyết lâm, băng lậu, đới hạ, có tác dụng vào Kinh can và Đại tràng… Trong đó cách chữa bệnh mề đay bằng hoa mào gà có tác dụng hữu hiệu tin tin tưởng trong Đông y. Ngoài ra hoa mào gà còn được biết đến với nhiều tác dụng như chữa trĩ lậu hạ huyết, xích bạch hạ lỵ, thổ huyết, khái huyết, huyết lâm, phụ nữ băng trung, xích bạch đới hạ, tiện huyết, niệu huyết. Cành và lá có tính năng và tác dụng tương tự như hoa; cũng thường được dùng để cầm máu và chữa trị các chứng viêm loét.

Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay liệu có thực sự tốt

Trong hoa mào gà có các chất dinh dưỡng và hoạt chất như: chất đạm, các acid folic, chất béo, pantothenic, các vitamin B1, B2, B4, B12, C, D, E, K; các amin acid trytophan, lysine; 12 loại nguyên tố vi lượng; 50 loại men thiên nhiên (bao gồm enzyme và coenzyme). Đặc biệt, hàm lượng chất đạm (protein) lên tới 73%, vì vậy hoa mào gà được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng cao cấp.

Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay như thế nào hiệu quả?

Để sử dụng hoa mào gà chữa bệnh mề đay hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo 2 cách thực hiện khá đơn giản như sau:

Cách 1: Dùng hoa mào gà để ngâm rửa

Dùng mầm non hoa mào gà và cây và Thương nhĩ thảo liều lượng vừa đủ, sắc lấy nước để ngâm rửa hàng ngày đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Thực hiện kiên trì cách này sẽ giúp cho các triệu chứng mề đay giảm thiểu đáng kể.

Cách 2: Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay bằng cách sắc lấy nước uống

Dùng 15 g cụm hoa mào gà trắng (bạch kê quan hoa) tươi, 8 g quả ké đầu ngựa (sao bỏ gai), 10 quả hồng táo. Tất cả đem sắc nước uống hàng ngày cho đến khi bệnh suy giảm hẳn.

Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay liệu có thực sự tốt

Một số lưu ý khi sử dụng hoa mào gà chữa bệnh mề đay:

+ Bởi vì đây là dược liệu thiên nhiên nên chiếm khá nhiều thời gian điều trị. Để thực hiện bằng phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.

+ Tuy nhiên, hoa mào gà chữa bệnh mề đay không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ giúp khống chế mề đay ở giai đoạn ban đầu. Vì vậy, để có tác dụng tốt nhất người bệnh nên kết hợp điều trị nội khoa theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+ Bên cạnh đó, người thường xuyên mắc bệnh mề đay nên cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nên nắm rõ nguyên nhân gây mề đay để có cách phòng ngừa từ ban đầu.

+ Hạn chế sử dụng thực phẩm, các loại thuốc dễ gây kích ứng như: thịt gà, hải sản, kháng sinh,… Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào những ngày mùa đông, thời tiết trở trời.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hà Tâm, Bệnh viện Da liễu TP. HCM cho biết: “Mề đay là một dạng viêm da cấp và mãn tính rất dễ lan trên da. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh rất khó để điều trị dứt điểm, vì thế chúng tôi khuyên bệnh nhân nên phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ ban đầu để không dẫn đến biến chứng như viêm da, tổn thương da,…”

Dùng hoa mào gà chữa bệnh mề đay liệu có thực sự tốt

Hoa mào gà chữa bệnh mề đay là một mẹo giúp làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu do mề đay gây ra. Tuy nhiên, chúng không có giá trị tuyệt đối nên việc áp dụng điều trị phải đúng liều, đủ lượng. Ngoài ra, cần phải hạn chế cào gãi, cọ xát tránh làm tổn thương và gây viêm nhiễm trên da.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn