Hướng dẫn dùng lát lốt chữa á sừng đúng cách

Á sừng được xem là tổng hợp của các bệnh về da như khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân, hay nghiêm trọng hơn khi mùa đông đến người bệnh bắt đầu xuất hiện tình trạng nứt nẻ sâu ở gót chân. Bệnh á sừng tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng mang lại nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày cho chúng ta. Khi bị bệnh á sừng ngoài việc điều trị bằng thuốc thì bạn cũng có thể chữa bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như sử dụng lá lốt, cây lược vàng, cây rau răm…Bài viết dưới đây xin chia sẻ về cách hướng dẫn dùng lát lốt chữa á sừng đúng cách, bạn có thể đọc và tham khảo thêm.

Hướng dẫn dùng lát lốt chữa á sừng đúng cách

Sơ lược về cây lá lốt

Tên gọi khác: ở nam bộ thường gọi là lá lốp, một số nơi gọi là nốt

Tên khoa học: Piper lolot thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), gồm các loài như trầu không, hồ tiêu

Đặc điểm: Cây lá lốt thuộc loại thân thảo, cao khoảng  30-40cm, lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá, quả mọng có chứa hạt.

Đặc tính – Tác dụng: Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, có tác dụng chống hàn như bị lạnh, giảm đau, chống đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh, say nắng, đau răng…

Cách chữa á sừng bằng lá lốt

Cách 1

Để chữa bệnh á sừng có rất nhiều cách để thực hiện, bạn có thể giã nhỏ lá lốt, sau đó dùng phần bã cùng với nước cốt đắp lên phần da bị á sừng, mỗi ngày đắp khoảng một tiếng, thực hiện liên tục trong vòng khoảng một tháng. Tuy nhiên. Tuy nhiên cách chữa á sừng bằng lá lốt chỉ có tác dụng nhất thời, để có tác dụng tuyệt đối thì nó cần được kết hợp với một số loại thuốc nữa.

Cách 2

Lấy lá lốt tươi rửa sạch để ráo nước, đun sôi với khoảng 1 lít nước trong vòng 3-5 phút và thêm một chút muối i ốt. Sau đó để nước ấm dần và ngâm tay chân trước khi đi ngủ mỗi ngày, nên thực hiện cách này liên tục mới cho hiệu quả như mong muốn

Cách 3

Lấy lá rau lốt tươi rửa sạch sau đó thái nhỏ, sao vàng cho dậy mùi thơm rồi sắc cùng với ba bát nước. Lấy nước sắc trên uống trong ngày và thực hiện trong khoảng 7 ngày.

Các biện pháp hạn chế sự phát triển của bệnh á sừng

  • Không nên bóc vảy da, không chà xát vùng bị bệnh vào các vật cứng và thô ráp gây tổn thương cho da.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xăng, dầu… Khi rửa bát, giặt quần áo hoặc chế biến thức ăn cần phải đeo bao tay cao su hoặc bao tay nilon trước và trong khi làm
  • Nên cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể gây trầy xước và nhiễm trùng các vùng da tổn thương.
  • Nên đi tất cotton vào mùa đông.
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm 3 lần/ngày.
  • Không nên sử dụng nước máy có chứa clo
  • Không ngâm tay, chân trong nước quá lâu.
  • Uống bổ sung vitamine E, C, ăn nhiều rau quả, sinh tố, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cả rốt…
  • Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà…

Lưu ý

Trên là cách dùng lá lốt chữa bệnh á sừng. Tuy nhiên, cách chữa á sừng bằng lá lốt chỉ nên áp dụng cho các đối tượng bệnh chưa bước sang giai đoạn mãn tính. Bởi lá lốt chỉ có công dụng nhất thời cho người bệnh á sừng chứ khó có thể đem lại kết quả lâu dài.

Chữa á sừng bằng lá lốt chỉ là một trong những cách giúp bạn cải thiện được 1 phần nào của bệnh, hoặc giảm bệnh trong một thời gian nhất định, không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm. Do đó, trước khi bệnh trở nên nặng hơn, bạn cần đến các phòng khám, bệnh viện chuyên da liễu để nhận tư vấn và chuẩn đoán bệnh. Khi đó các y bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các loại thuốc, các cách chữa bệnh á sừng tốt nhất, nhanh chóng khỏi bệnh nhất.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn