Nhận biết các biểu hiện của bệnh á sừng

Cùng xem cách nhận biết các biểu hiện của bệnh á sừng để phòng và chữa bệnh. Á sừng là bệnh do tế bào da còn nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Sừng chưa được chuyển hóa hết sẽ gọi là sừng bở, sừng non, tạp sừng. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng khiến thẩm mỹ người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh á sừng vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân gây bệnh á sừng chủ yếu được xác định sau đây:

+ Do yếu tố di truyền trong gia đình. Những người có cha mẹ hoặc cả cha và mẹ mắc bệnh á sừng thì khả năng di truyền bệnh là rất cao.

+ Do ăn uống thiếu vitamin A, C, D, E làm lớp sừng được sinh ra kém chất lượng, bong tróc gây bệnh á sừng.

+ Thay đổi nội tiết tố do đến tuổi dậy thì, mãn kinh, mang thai,…

+ Dị ứng với các chất độc hại, nhất là chất độc hóa học.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Nhận biết các biểu hiện của bệnh á sừng

+ Các mảng da bị á sừng có mảng đỏ, thường lan rộng ra bàn tay, bàn chân và cả gót chân.
+ Vào mùa hè, các mảng da thường bị tổn thương, ngứa đỏ, nổi mụn nước, vùng da bị á sừng xù xì lỗ chỗ như tổ đỉa, da rất ngứa ngáy khó chịu.
+ Mùa đông, các mảng da nứt toác, chảy máu, khiến bệnh nhân vừa ngứa ngáy vừa đau đớn.
+ Khi tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa hoặc các hóa chất độc hại thì mảng da á sừng lại càng viêm loét và gây tổn hại nghiêm trọng tới da.

Phải làm gì khi bị bệnh á sừng?

Người bị bệnh á sừng cần chú ý các nguyên tắc sau đây nếu muốn bệnh mau khỏi và không để lại sẹo trên da:

Thứ nhất: Dùng thuốc theo chỉ định

Á sừng tuy là bệnh ngoài da nhưng cũng cần được chữa trị tận gốc và dứt điểm để không gây ra các biến chứng nguy hiểm, không trở thành bệnh mãn tính.
Bệnh nhân khi phát hiện các biểu hiện á sừng thì nên đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa da liễu để kiểm tra và dùng thuốc theo toa bác sĩ.

Thứ 2: Vệ sinh da đúng cách

Người dân ta hay quan niệm bị bệnh ngoài da nên kiêng tắm, đây là quan niệm không đúng. Nếu bị á sừng mà còn kiêng tắm sẽ làm cho vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh, gây nên bội nhiễm và nhiễm trùng trên da. Tốt nhất, bị á sừng vẫn nên tắm mỗi ngày 1 lần, không vận động mạnh để tránh đổ nhiều mồ hôi gây ngứa.

Thứ 3: Dưỡng ẩm cho da

Vùng da bị á sừng là do lớp sừng không được hoàn thiện. Muốn bệnh mau khỏi thì nên dùng kem dưỡng ẩm cho da. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và chọn những loại kem có nguồn gốc thiên nhiên an toàn cho da.

Thứ 4: Ăn uống bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng

Bệnh nhân á sừng nên ăn, uống nhiều các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E để cung cấp cho lớp sừng khỏe mạnh. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chính và sữa chua, thịt nạc, cá biểu, ngũ cốc nguyên cám,…
Kiêng tuyệt đối các chất kích thích và thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
1/5 - (1 bình chọn)

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn