Mắc bệnh nấm da có bị lây cho người khác không?

Câu hỏi bạn đọc:

Con chào bác sĩ, con muốn hỏi là mắc bệnh nấm da có bị lây cho người khác không vậy ạ? Con thích đi bơi nên hay ra sông bơi với các anh chị trong xóm, không hiểu sao hôm qua về con bị ngứa nách với kẽ chân nên mẹ dẫn con đi mua thuốc, chú bán thuốc bảo con bị nấm và bán thuốc cho con mang về bôi. Nhà con có em nhỏ 2 tuổi, con muốn chơi với em nhưng lại sợ lây bệnh cho em. Xin bác sĩ giúp con giải đáp thắc mắc bệnh nấm da có lây không ạ! Con chân thành cảm ơn bác sĩ! 

(bé Tịnh- 13 tuổi, Quảng Trị)

mac-benh-nam-da-co-bi-lay-cho-nguoi-khac-khong

Giải đáp:Mắc bệnh nấm da có bị lây cho người khác không?

Chào cháu! Cháu còn bé nhưng rất hiểu chuyện, bác sĩ tuyên dương tinh thần trách nhiệm của cháu. Cháu biết quan tâm đến em bé và sợ lây bệnh cho em, điều này rất tốt. Về phần cháu hỏi mắc bệnh nấm da có bị lây cho người khác không? Bác sĩ xin trả lời cháu là có, bệnh nấm da là 1 bệnh dễ lây nhiễm, cháu nên chú ý cẩn thận để tránh lây cho em nhỏ và tránh lây cho những người xung quanh.

Theo như mô tả thì cháu đang bị nấm kẽ, hay gặp nhất là kẽ nách, bẹn, nấm kẽ tay chân. Cháu nói là do cháu thích đi bơi lội ngoài sông, có thể mầm bệnh là từ đây. Các nguồn sông ngòi hiện nay nhiều nơi đã ô nhiễm, cháu không nên bơi lội ở các con sông đã ô nhiễm cháu nhé! Trong thời gian bị bệnh, cháu nên kiêng các hoạt động bơi lội, không chơi các trò chơi ra nhiều mồ hôi để tránh bị ngứa nhiều.

Bạn không nên bỏ qua:Chữa nấm da tại nhà với các bài thuốc nam dễ tìm

Phòng bệnh nấm da lây nhiễm

mac-benh-nam-da-co-bi-lay-cho-nguoi-khac-khong1

Cháu Tịnh thân mến! Để bệnh không lây nhiễm, cháu nên làm theo lời khuyên của bác sĩ chuyên mục. Cháu phải chú ý các vấn đề sau đây:

  • Không được gãi lên nấm, chúng sẽ khiến cháu đỡ ngứa tạm thời nhưng lại làm tổn thương da cháu nghiêm trọng hơn.
  • Cháu không được chơi đùa các trò chơi ra nhiều mồ hôi, không làm các việc quá sức.
  • Phải sử dụng riêng đồ dùng vệ sinh cá nhân.
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất. Cháu nên kiêng ăn bánh kẹo ngọt, các món ăn cay và đồ ăn nhiều dầu mỡ cho đến khi cháu khỏi bệnh. Ăn uống theo chỉ dẫn này cháu sẽ bớt bị ngứa, bệnh cũng mau lành hơn.
  • Mỗi ngày tắm 1 lần, rửa tay chân và mặt mũi cho sạch sẽ cháu nhé!
  • Bôi thuốc nhớ đúng giờ và đúng liều lượng. Khi nấm của cháu sau vài ngày không khỏi, cháu phải báo ngay với phụ huynh để đưa cháu đi bệnh viện kiểm tra.

Chúc cháu mau khỏi bệnh và học tập tốt!

Chia sẻ từ chuyên gia: Nếu có tiền án mắc bệnh nấm da nên kiêng các thức ăn sau

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn