Mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai phải làm sao?

Những trường hợp bệnh tổ đỉa trong thai kỳ thường gặp phải nhiều khó chịu trong sinh hoạt, đời sống và ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Đồng thời, tuy không nguy hiểm nhưng tổ đỉa lại gây ra nhiều vấn đề về thẩm mỹ. Vậy, nếu mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai phải làm sao?

bệnh tổ đỉa khi mang thai
Mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai phải làm sao? Lưu ý cho chị em phụ nữ

Bệnh tổ đỉa dễ mắc ở phụ nữ mang thai

Tổ đỉa là một trong những bệnh ngoài da gây ra những ảnh hưởng xấu lên lớp biểu bì, tạo ra những tổn thương nông. Khi bệnh tổ đỉa xuất hiện sẽ làm cho những khu vực như rìa bàn tay, bàn chân nổi các mụn nước nhỏ với kích cỡ từ 1 – 2 mm. Đặc điểm của bệnh tổ đỉa thường không xuất hiện vượt quá cổ tay, cổ chân.

Ở các chị em phụ nữ mang thai, có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, tạo điều kiện để nhiều bệnh có cơ hội xâm nhập và phát triển. Những thay đổi này khá đa dạng, bao gồm:

  • Sự thay đổi các hormoon trong cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Có một số sự suy giảm về miễn dịch và sức đề kháng.
  • Gặp phải tình trạng stress, căng thẳng trong thời gian mang thai.
  • Những trường hợp chị em phụ nữ sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều histamine gây ngứa và kích ứng da.
  • Những chị em có tiền sử mắc các bệnh ngoài da nhưng chưa điều trị dứt điểm khiến bệnh quay trở lại và tái phát.

Chính những yếu tố này khiến cho chị em phụ nữ mang thai dễ bị bệnh tổ đỉa hơn so với người bình thường.

Mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai phải làm sao?

Bệnh tổ đỉa khi mang thai là một trong những bệnh ngoài da rất khó chịu. Càng kéo dài, bệnh sẽ càng khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tình trạng da. Để cải thiện tình trạng tổ đỉa khi mang thai, chị em phụ nữ cần chú ý áp dụng một số lưu ý sau đây:

1. Thăm khám sớm và hỏi ý kiến bác sĩ

Đặc điểm khi điều trị bệnh trong thai kỳ là hạn chế sử dụng các loại thuốc điều trị nếu không thật sự cần thiết. Một số trường hợp phụ nữ mang thai khi mắc một số bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng thì thường được điều trị bằng các biện pháp tự nhiên, các biện pháp chăm sóc da, hạn chế tối đa sử dụng thuốc nếu không cần thiết.

Một số trường hợp mắc bệnh ngoài da trong thai kỳ có thể được chỉ định một số loại thuốc riêng biệt để sử dụng trong thai kỳ. Đối với những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai thường không được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi chứa corticoid, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc có khả năng thẩm thấu vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

thăm khám sớm khi bị tổ đỉa trong thời gian mang thai
Khi bị tổ đỉa trong thời gian mang thai cần chú ý thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn các biện pháp điều trị cần thiết

2. Chú ý các biện pháp vệ sinh cơ thể

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh ngoài da như tổ đỉa, chị em phụ nữ cần phải chú ý thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ thể phù hợp để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tránh tình trạng bệnh tổ đỉa tiến triển nặng và lan rộng hơn. Khi vệ sinh cơ thể trong thời gian mang thai, bệnh nhân cần chú ý sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh da phù hợp, hạn chế sử dụng các loại chất tẩy mạnh vì có thể gây kích ứng da, khiến cảm giác khó chịu tăng lên.

3. Tránh một số thói quen ảnh hưởng đến bệnh tổ đỉa

Khi mắc bệnh tổ đỉa trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ cần tránh một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Kiêng các thực phẩm có thể gây ngứa ngáy, kích ứng, khó chịu ngoài da. Đặc biệt là một số loại thực phẩm mà cơ địa của bạn có tiền sử bị kích ứng, dị ứng. Thông thường có một số thực phẩm dễ gây dị ứng, khó chịu cho vùng da bị tổ đỉa, đặc biệt là hải sản, một số loại thịt, các loại đậu, hạt, một số gia vị cay, nóng. Induire une application specifique a brand pilules plus bas prix en https://asgg.fr/ ligne lappui indique de.
  • Hạn chế gãi trên vùng da bị tổ đỉa vì sẽ làm cho tình trạng thương tổn da nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến vùng da bị tổ đỉa, dễ gây xây xát da, bong tróc cũng như nhiễm trùng. Đối với các mụn nước do tổ đỉa cũng cần tránh chích, lễ, nặn vì khi mụn nước vỡ, các loại vi khuẩn dễ xâm nhập và gây tổn thương bên trong mụn nước.
  • Trong thời gian mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai cũng cần tránh tiếp xúc với những yếu tố có thể làm da thương tổn nặng hơn như các chất bẩn, khói bụi, nước và đất bẩn.

So với người bình thường, bệnh tổ đỉa trong thời gian mang thai gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều trị. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu tổ đỉa trong thời gian mang thai, chị em cần chú ý thăm khám và điều trị sớm nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn do bệnh gây ra. Chúc bạn sớm cải thiện được tình trạng bệnh khó chịu này.

Hiểu thêm về bệnh tổ đỉa

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 13:51 - 06/05/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn