Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không ?

HỎI:

Xin hỏi bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không ? Tôi hiện đang chăm con nhỏ nhưng lại mắc bệnh này nên lo sẽ lây sang cho bé. Cách đây 2 tuần tôi thấy lòng bàn tay và chân bị nổi các mảng đỏ có nhiều mụn nước nên đi bệnh viện Da liễu khám, bác sĩ nói tôi bị viêm da dị ứng tiếp xúc nhưng tôi lại không nhớ hỏi vấn đề này. Mong chuyên mục cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn!

(Bích Liên, Q.Phú Nhuận, TP.HCM)


GIẢI ĐÁP:

Bích Liên thân mến,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ với benhmedaymanngua.com về thắc mắc của mình nhé!

Viêm da tiếp xúc còn được gọi là bệnh chàm tiếp xúc, xảy ra khi người bệnh đã và đang tiếp xúc với các chất gây dị ứng dẫn đến tổn thương viêm nhiễm trên da. Bệnh có liên quan đến cơ địa dị ứng; mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào chất mà người bệnh tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và cơ địa của mỗi bệnh nhân.

Bệnh viêm da tiếp xúc được chia thành hai nhóm là viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng (viêm da dị ứng tiếp xúc). Viêm da dị ứng tiếp xúc là tình trạng viê da dị ứng có liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch. Tác nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc không xảy ra ở mọi cá thể mà nó chỉ gây ảnh hưởng đến những cá nhân có cơ địa dị ứng với chúng. Các tác nhân dễ gây dị ứng có thể là xà phòng, hóa chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm… Bệnh nhân có thể bị ngứa da, phát ban, mẩn đỏ trên da, da bị sưng viêm mủ, tổn thương có biểu hiện lây lan sang các vùng da không tiếp xúc. Nếu không điều trị sớm, tổn thương có thể để lại sẹo vĩnh viễn.

>> Bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không ?

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không ?

Tổn thương do viêm da dị ứng tiếp xúc không chỉ khu trú tại nơi tiếp xúc mà còn lan ra các vùng da không tiếp xúc. Tuy nhiên, nó chỉ lây lan trên các vùng da của bệnh nhân chứ không lây sang người bình thường. Các chuyên gia cũng cho biết, viêm da dị ứng tiếp xúc không có tính chất lây nhiễm từ người này sang người khác cho dù có đụng chạm hay tiếp xúc với người bệnh. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng mình sẽ lây bệnh cho bé yêu.

>> Cách chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc đông y

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chia sẻ thêm, bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có tính chất di truyền trong gia đình, nếu cha mẹ có cơ địa dị ứng thì con cái có nguy cơ mắc bệnh lên đến 80%. Chưa kể, nếu môi trường sống xung quanh ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với len da, các hóa chất hay chất kích ứng… cũng rất dễ gặp phải bệnh này. Vì vậy, để tránh con bạn cũng bị mắc bệnh này do được di truyền cơ địa dị ứng từ mẹ, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ cho bé, hạn chế cho bé mặc quần áo từ len dạ và tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Riêng bạn cũng cần chú ý vệ sinh da, dưỡng ẩm da đầy đủ, đồng thời điều trị dứt điểm bệnh viêm da tiếp xúc, tránh xa các tác nhân gây bệnh để phòng ngừa bệnh tái phát nhé.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn