Viêm kết mạc dị ứng: Cách nhận biết và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm nhiễm diễn ra khi mắt của bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể có phản ứng thái quá.

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá sẽ kích thích cơ thể giải phóng Histamine và một số hoạt chất khác thông qua dưỡng bào. Lúc này, các mạch máu thường bị giãn ra hoặc mở rộng khiến cho đầu dây thần kinh bị kích thích. Điều này, khiến mát bị đau, viêm, tăng tiết nước mắt.

viêm kết mạc dị ứng
Bệnh viêm kết mạc dị ứng mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cần sớm phát hiện và điều trị

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc dị ứng

Khi tiếp xúc với một số tác nhân dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng.

  • Mạt bụi
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Lông thú
  • Mùi hương hóa học

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị viêm kết mạc dị ứng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm kết mạc dị ứng

Đối với bệnh viêm kết mạc dị ứng, các triệu chứng thường sẽ xuất hiện ở cả hai mắt. Các triệu chứng có thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do thuốc nhỏ mắt gây ra phản ứng thì các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 2 – 4 ngày.

Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm kết mạc dị ứng bạn cần chú ý để phát hiện sớm:

  • Mắt có dầu hiệu đỏ: Lúc này mao mạch hay các mạch máu nhỏ sẽ mở rộng trong kết mạc khiến mắt bị kích thích.
  • Ngứa: Khi mắt bị kích thích, ngứa là triệu chứng rất khó tránh khỏi. Tình trạng này thường sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn dụi mắt liên tục.
  • Mí mắt sưng: Mí mắt có thể bị phồng lên khi kết mạc bị viêm hoặc do bạn đã dụi mắt quá nhiều lần.
  • Đau nhức: Tình trạng viêm có thể khiến cho kết mạc và toàn bộ khu vực xung quang đau nhức. Nhiều người còn gặp phải những cơn đau rất khó chịu.
triệu chứng viêm kết mạc dị ứng
Ngứa mắt là triệu chứng thường gặp khi bạn bị viêm kết mạc dị ứng

Các loại viêm kết mạc dị ứng thường gặp

Bạn có thể gặp phải một trong số các dạng của bệnh viêm kết mạc dị ứng được đề cập dưới đây:

  • Viêm kết mạc dị ứng theo mùa: Thường diễn ra vào mùa xuân và mùa hạ, có khi là đầu mùa thu. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến, nhất là ở những nước có mùa đông lạnh.
  • Viêm kết mạc dị ứng tiếp xúc: Thường là do mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt hay các hóa chất khác. Dễ bắt gặp ở những người có cơ địa quá nhạy cảm.
  • Viêm kết mạc dị ứng nhú khổng lồ: Dễ gặp ở những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng.
  • Viêm kết mạc dị ứng lâu năm: Chủ yếu là kết quả của dị ứng với mạt bụi tồn tại trong không gian sống.

Bệnh viêm kết mạc dị ứng được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh viêm kết mạc dị ứng bằng cách dựa vào triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi hay nhức mỏi mắt. Tuy nhiên, một số vấn đề khác về mắt cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự, điển hình như:

  • Bệnh tăng nhãn áp cấp tính
  • Viêm kết mạc truyền nhiễm
  • Viêm mống mắt
  • Viêm giác mạc

Ngoài việc dựa vào triệu chứng, để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ kiểm tra một số tác nhân có khả năng gây ra dị ứng ví dụ như lông thú, mạt bụi, lông mi…

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể lấy một mô tế bào ở kết mạc để kiểm tra các tế bào bạch cầu. Bạch cầu ái toan chính là các tế bào thường bị kích hoạt trong trường hợp bạn bị dị ứng.

Hướng điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng

Tùy thuốc vào sự nặng hay nhẹ của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, bệnh viêm kết mạc dị ứng sẽ được điều trị bằng thuốc.

1. Dùng thuốc kháng Histamine

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất lạ cơ thể sẽ sản xuất Histamine. Thuốc kháng Histamine sẽ giúp ngăn chặn tác dụng của Histamine. Từ đó có thể giảm đau cũng như giảm các triệu chứng mà phản ứng dị ứng gây ra.

điều trị viêm kết mạc dị ứng
Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc khác Histamine trong điều trị viêm kết mạc dị ứng

Khi bị viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng một số thuốc kháng Histamine đường uống như:

  • Cetirizine
  • Loratadine
  • Fexofenadine

Một số loại thuốc nhỏ mắt kháng Histamine cũng có thể được dùng:

  • Alaway
  • Zaditor
  • Ketotifen
  • Emedastine
  • Azelastine

Thuốc kháng Histamine dạng nhỏ mắt thường sẽ chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ở mắt, nhưng dạng uống còn giúp điều trị sổ mũi và một số triệu chứng liên quan hát. Tuy nhiên, dù ở dạng nào bạn cũng cần sử dụng theo chỉ dẫn y khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.

2. Chất ổn định tế bào Mast

Chất ổn định tế bào Mast thường tác dụng chậm hơn so với thuốc kháng Histamin nhưng khi đã bắt đầu hoạt động thì lại có hiệu quả điều trị lâu dài hơn.

Nedocromil và Lodoxamide là các chất ổn định tế bào Mast được sử dụng phổ biến nhất. Chúng thường được bào chế ở dạng thuốc nhỏ mắt.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng kết hợp cả chất ổn định tế bào Mast và thuốc kháng Histamine. Thông thường thuốc kháng Histamine sẽ giúp giảm thiểu một phần triệu chứng trước khi chất ổn định tế bào Mast bắt đầu hoạt động.

3. Sử dụng Corticosteroid

Khi bệnh viêm kết mạc dị ứng diễn biến phức tạp khiến các triệu chứng nghiêm trọng phát sinh, thuốc Corticosteroid có thể sẽ được bác sĩ chỉ định. Loại thuốc này có tác dụng tốt trong việc giảm sưng, giảm đau và giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Mặc dù thuốc Corticosteroid hoạt động tốt nhưng bạn cũng cần hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Bởi thuốc có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng kéo dài.

Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm kết mạc dị ứng

Ngoài việc dùng thuốc, khi bị viêm kết mạc dị ứng bạn cũng có thể thực hiện một số cách dưới đây để hỗ trợ điều trị được tốt hơn:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Giữ cho nhà cửa và không gian sống sạch sẽ, hạn chế ra ngoài khi lượng phấn hoa trong môi trường đang ở mức cao, nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Tránh tiếp xúc với lông thú, mạt bụi…
  • Dùng nước mắt nhân tạo: Các loại thuốc nhỏ mắt này sẽ có tác dụng làm loãng và giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
  • Kiềm chế việc dụi mắt: Chính thói quen không tốt này của bạn sẽ làm cho các triệu chứng có xu hướng nặng nề thêm. Cần tránh dụi mắt để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm.
  • Tránh đeo kính áp tròng: Việc đeo kính áp tròng thường sẽ ít nhiều cản trở quá trình điều trị. Bạn không nên sử dụng loại kính này cho đến khi các triệu chứng của bệnh đã biến mất hoàn toàn.
  • Chườm lạnh: Bạn có thể dùng một miếng bông gòn ngâm trong nước lạnh rồi đắp lên mí mặt. Điều này sẽ tạo cảm giác thư giãn, dịu mắt hơn.

Bài viết đã cung cấp đến bạn một số thông tin về bệnh viêm kết mạc dị ứng. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bạn nên chú ý thận trọng, sớm phát hiện và điều trị để tránh gặp phải các rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm: Dị ứng mạt bụi nhà và những tác hại không được xem thường

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:09 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Dị Ứng Thời Tiết – Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí An Toàn, Hiệu Quả

Chuyên Gia Chỉ Cách Giải Quyết Triệu Chứng Dị Ứng Thời Tiết An Toàn, Không Tái Lại

10 nguyên nhân gây dị ứng da bạn có biết

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt bạn đã biết

Chuyên gia trả lời những câu hỏi thường gặp về bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa

Bài thuốc nam đặc trị dị ứng, nổi mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?  

Phân biệt dị ứng thời tiết, dị ứng cơ địa và cách chữa dứt điểm bằng bài thuốc nam cổ truyền

Tìm lại “cuộc đời mới” nhờ trị dứt điểm bệnh dị ứng, nổi mề đay 

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có chữa khỏi dị ứng, nổi mề đay không?

Dị ứng băng vệ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ẩn