Ngứa kẽ ngón tay và ngón chân- Bệnh ghẻ chăng?

Ngứa kẽ ngón tay và ngón chân- Bệnh ghẻ chăng? Muốn biết triệu chứng ngứa kẽ ngón tay và ngón chân có phải là bệnh ghẻ hay bệnh nào khác thì xem kỹ bài viết sau.

ngua-ke-ngon-tay-va-ngon-chan-benh-ghe-chang

Ngứa kẽ ngón tay và ngón chân có phải bệnh ghẻ?

Ngứa kẽ ngón tay và ngón chân là biểu hiện của 2 loại bệnh ngoài da: Ghẻ chàm hóa và tổ đỉa.

1. Ghẻ chàm hóa

ngua-ke-ngon-tay-va-ngon-chan-benh-ghe-chang1

  • Ghẻ chàm hóa là gì?

Ghẻ là bệnh nhiễm ký sinh trùng. Cái ghẻ sinh ra trứng và có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường xung quanh (grap trải giường, nệm, mền gối, quần áo,..), rồi sau đó lây sang cho người.

  • Biểu hiện bệnh ghẻ chàm hóa

Biểu hiện bệnh ghẻ ngứa là da ngứa nhiều, tăng sừng, sậm màu và lở loét nếu gãi nhiều. Ghẻ thích khư trú tại các vùng dễ nhiễm bẩn là kẽ ngón tay và ngón chân, khiến bệnh nhân ngứa ngáy không chịu nổi.

Một chu kỳ của cái ghẻ: đẻ trứng -ấp trứng- trường thành- đào hang- chết, có thể kéo dài 2-3 tháng. Vì thế, khi bị ghẻ mà không tiêu diệt mầm bệnh và không chữa bệnh thì bệnh nhân sẽ phải chịu đựng cơn ngứa dai dẳng.

Có hơn 25% trường hợp bị ghẻ ngứa ngáy, bong da kéo dài hơn 1 năm. Vì thế, nên cẩn thận và chữa bệnh ghẻ sớm nhất có thể.

  • Phòng và chữa bệnh ghẻ chàm hóa ra sao?

Để phòng và chữa bệnh ghẻ gây ngứa kẽ ngón tay và ngón chân, nên giữ vệ sinh nơi ở và vệ sinh thân thể sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, quần áo rồi đem phơi khô thoáng, tốt nhất là thay mới luôn khi bị ghẻ. Có thể bôi thuốc corticosteroid trong 5-7 ngày và uống thuốc để bớt ngứa.

Bạn không nên bỏ qua: Cách trị bệnh ghẻ ngứa triệt để nhất

2. Ngứa kẽ ngón tay và ngón chân có thể là bị tổ đỉa

ngua-ke-ngon-tay-va-ngon-chan-benh-ghe-chang2

  • Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa là bệnh dị ứng da, dễ phát bệnh khi gặp các tác nhân: Chất hóa học, chất tẩy rửa mạnh, thức ăn dị ứng, nguồn nước ô nhiễm,… Tổ đỉa có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bị tổ đỉa thì nên chữa ngay để tránh bị ngứa ngáy hành hạ.

  • Biểu hiện tổ đỉa

Các mụn nước ăn sâu vào dưới da lòng bàn tay, bàn chân hay kẽ ngón tay, ngón chân. Da bị tổ đỉa ngứa ngáy dữ dội, sau đó bong tróc da. Các mụn nước bị vỡ ra sẽ ngứa hơn, có thể bị nhiễm trùng rất tai hại.

  • Phòng và chữa bệnh tổ đỉa

Nên tránh tiếp xúc với các chất hóa học và chất tẩy rửa mạnh. Không nên ăn các loại thức ăn gây ngứa, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể và vệ sinh nơi ở sạch sẽ để phòng bệnh tổ đỉa.

Khi bị bệnh tổ đỉa làm ngứa kẽ ngón tay và ngón chân, sử dụng thuốc bôi giống với thuốc bôi bệnh ghẻ. Có thể ngâm chân trong nước ấm với lá trà xanh để sát khuẩn.

Đánh giá bài viết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:04 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn