Phụ nữ mang thai bị hắc lào có ảnh hưởng tới thai nhi?

Hắc lào là bệnh ngoài da liên quan đến vi nấm, có thể mắc phải ở bất kỳ ai. Bệnh hắc lào không loại trừ bất kỳ ai, kể cả những trường hợp đang mang thai. Nhiều chị em thắc mắc khi phụ nữ mang thai bị hắc lào có ảnh hưởng tới thai nhi?

Bạn đọc T,D (Nam Định) đặt câu hỏi: “Chị dâu của em đang mang thai cháu đầu tiên, nay đã được 4 tháng. Mấy ngày nay chị hay kêu bị ngứa, da ửng hơi hồng, có viền tròn hơi nhạt, mẩn đỏ và mụn nước ở vùng chân, đùi. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mong chuyên mục tư vấn về vấn đề của chị em. Gia đình xin cảm ơn”

phụ nữ mang thai bị hắc lào
Phụ nữ mang thai bị hắc lào – Xử lý như thế nào

Phụ nữ mang thai bị hắc lào có ảnh hưởng tới thai nhi?

Trước hết, xin được thông tin đến bạn đọc, tình trạng phụ nữ mang thai bị hắc lào hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, đây cũng không phải là bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên hắc lào là một bệnh rất dai dẳng, gây nhiều khó chịu, phiền toái và có khả năng lây cho người khác. Chính vì vậy khi mắc hắc lào cũng không nên chủ quan để tránh những ảnh hưởng không mong muốn của bệnh.

Khi phụ nữ mang thai bị hắc lào, lời khuyên hàng đầu là tích cực điều trị sớm, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh bùng phát trở lại cũng như chăm sóc da đúng cách. Do đó việc hiểu và trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh hắc lào cũng rất quan trọng, giúp việc xử lý đúng cách và có hiệu quả.

Phụ nữ mang thai dễ bị hắc lào hơn so với người bình thường

Bệnh hắc lào là bệnh do vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra. Có 3 nhóm vi nấm phổ biến nhất có khả năng gây ra bệnh hắc lào là microsporum, trychophyton và epidermophyton.

Về cơ bản, tình trạng hắc lào có thể bùng phát với bất cứ ai, tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, nguy cơ này thường cao hơn. Nguyên nhân là do cơ thể phụ nữ khi bước vào giai đoạn mang thai sẽ có những biến đổi liên quan đến hormone, nội tiết tố. Hệ miễn dịch của phụ nữ khi bước vào giai đoạn này cũng thường yếu hơn.

hắc lào khi mang thai gây nhiều khó chịu
Hắc lào khi mang thai gây nhiều khó chịu

Ảnh hưởng của hắc lào đối với phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai, dù không nguy hiểm nhưng hắc lào gây ra không ít khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống. Khi các dấu hiệu hắc lào bùng phát, thai phụ có thể dễ dàng nhận biết qua các đặc điểm:

  • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và hay nhức nhối trên da. Dấu hiệu ngứa có thể xuất hiện xuyên suốt đợt bùng phát hắc lào.
  • Da xuất hiện tình trạng nổi vẩy mẩn đỏ. Các mẩn đỏ này có hình dạng giống như vòng tròn, bầu dục.
  • Xuất hiện các triệu chứng nứt nẻ, có các triệu chứng tróc da giữa kẽ chân.
  • Có dấu hiệu giộp da, viêm mô dưới da.

Các triệu chứng này khi xuất hiện trên da không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà trong một số trường hợp còn khiến cho cuộc sống bị ảnh hưởng như: gặp khó chịu trong sinh hoạt, cuộc sống, hiệu suất công việc giảm, các hoạt động hằng ngày không thoải mái, khó ngủ, mất ngủ do ngứa.

Bị hắc lào khi mang thai cần làm gì?

Những trường hợp bệnh hắc lào khi mang thai có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da như:

  • Các thuốc bôi cổ điển ASA, BSA, BSI,…
  • Ketoconazol.
  • Miconazol.
  • Clotrimazol.
  • Dõxycyclin.

Thông thường các nhóm thuốc này không cần kê toa. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc cho bệnh nhân mang thai thì cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong điều trị cũng như an toàn khi sử dụng, hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.

điều trị bệnh hắc lào
Điều trị bệnh hắc lào khi mang thai cần dùng các loại thuốc điều trị hợp lý

Phòng ngừa nhiễm và lây lan hắc lào

Để cải thiện tình trạng nhiễm và lây lan hắc lào, bệnh nhân cần chú ý một số yếu tố ngừa nhiễm cũng như làm cho bệnh hắc lào lây lan, bao gồm:

  • Người bệnh cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, năng tắm giặt thường xuyên để loại bỏ các loại vi nấm có khả năng tiếp xúc với da.
  • Sau khi tắm, tiếp xúc với nước cần lau người thật khô. Đặc biệt là những vị trí giữa kẽ chân, rất dễ bị ẩm. Lau khô sẽ giúp cho da tránh được tình trạng ẩm, tạo điều kiện phát sinh vi khuẩn, vi nấm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố như nước bẩn, đất bẩn,… để tránh nguy cơ bị nhiễm các loại vi nấm.
  • Nếu có dấu hiệu hắc lào, không được dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác để tránh nguy cơ lây vi nấm, khiến cho tình trạng hắc lào lan rộng hơn.

Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về vấn đề “phụ nữ mang thai bị hắc lào có ảnh hưởng tới thai nhi hay không”. Một số thông tin trên đây có thể giúp bạn có những hướng xử lý đúng và phù hợp nhất với tình trạng hắc lào ngoài da, từ đó giúp cho tình trạng da sớm được cải thiện. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Một số thông tin về bệnh hắc lào bạn cần biết

Đánh giá bài viết

Cập nhật lúc 10:10 - 03/10/2021

Bình luận (1)

  1. Lập says: Trả lời

    * ad có cách nào chỉ e chữa hắc lào k ngứa mà khó chiuh lắm chửa khỏi lại bị là thế nào nhỉ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Viêm da mủ ở trẻ em – Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Triệu chứng bệnh á sừng da đầu và cách điều trị

Kem Atopalm – Thành phần – Công dụng và cách sử dụng

Viêm da bội nhiễm là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mách mẹ cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

Hiện tượng da nổi mẩn đỏ có mủ có nguy hiểm không?

Bệnh chàm thể đồng tiền: Nhận biết và điều trị

6 chứng bệnh khiến da nổi mẩn đỏ không ngứa thường gặp

Ẩn