Bệnh mề đay sắc tố: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Cũng là một trong các dạng của mề đay, nhưng bệnh mề đay sắc tố lại có những biểu hiện đặc trưng. Vậy thì chứng bệnh có những đặc điểm nào riêng biệt với các chứng mề đay thông thường? Cùng tìm hiểu rõ hơn về mề đay sắc tố thông qua bài viết dưới đây.

Những thông tin cần biết về bệnh mề đay sắc tố
Những thông tin cần biết về bệnh mề đay sắc tố

Hiểu như thế nào về bệnh mề đay sắc tố?

Nếu là mề đay thì nó là chứng bệnh không còn xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên, cũng chỉ là một dạng mề đay nhưng mề đay sắc tố lại là tên gọi khá xa lạ với nhiều người. Vậy cần phải hiểu như thế nào về chứng bệnh này?

Hiểu một cách đơn giản, mề đay sắc tố là tình trạng da bị nổi mề đay, trong đó các nốt sần trên bề mặt da có nhiều mảng màu khác nhau mà chủ yếu là màu nâu đỏ hoặc nâu vàng. Các nốt sần này thường mọc đối xứng trên cơ thể, sau đó lan ra toàn thân.

Đây là chứng bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng trẻ em thường là đối tượng dễ gặp phải nhất vì những loại protein có trong bề mặt tế bào mast của trẻ thường bị thay đổi, dẫn đến tình trạng vỡ những protein này gây mề đay sắc tố.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay sắc tố là gì?

Đến nay, nguyên nhân gây nên bệnh mề đay sắc tố vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi và chưa có bất cứ nghiên cứu hay một khẳng định nào được đưa ra về nguyên nhân gây bệnh mề đay sắc tố. Tuy nhiên, qua thực tế thì có nhiều người cho rằng ngoài lý do bị vỡ một loại protein trên bề mặt tế bào mast thường gặp ở trẻ em, chứng mề đay đa sắc tố còn có thể do một số yếu tố khác gây nên như:

+ Cơ thể bị nhiễm khuẩn:

Những trường hợp bị nhiễm khuẩn và virus do siêu vi B, C, vi khuẩn Hp, nhiễm nấm hoặc các ký sinh trùng đường ruột có nguy cơ bị mề đay sắc tố cao. Những loại vi nấm và vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là bằng đường ăn uống. Ngoài ra, người tiếp xúc trực tiếp với các loại vi khuẩn này cũng sẽ bị chứng mề đay sắc tố.

+ Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng:

Người thường hay tiếp xúc với các hóa chất, khói bụi, phấn hoa,… hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng là tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có mề đay sắc tố.

+ Thời tiết thay đổi đột ngột:

Đây cũng được xem là một trong những yếu tố gây các bệnh lý về da liễu, nhất là với những người có làn da nhạy cảm. Nắng mưa thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột khiến cho cơ thể khó thích nghi hoặc không kịp thích nghi với những thay đổi sẽ làm cho da bị dị ứng gây mề đay sắc tố.

Ngoài ra, mề đay sắc tố cũng thường do các chứng bệnh khác viêm da cấp tính, mẩn ngứa, do tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược hoặc do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời…gây nên.

Tiếp xúc trực tiếpa với ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố gây bệnh mề đay sắc tố
Tiếp xúc trực tiếpa với ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố gây bệnh mề đay sắc tố

Người bị mề đay sắc tố có những biểu hiện nào?

Vì là một dạng của bệnh mề đay, do đó những người bị viêm da sắc tố cũng sẽ có những biểu hiện giống với chứng mề đay thông thường như ngứa rát. Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng có những biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết như da nổi các mảng đỏ, mặt đỏ, tim đập nhanh… Ngoài ra, do bệnh hình thành và phát triển với nhiều dạng khác nhau nên tùy vào cơ địa của mỗi người mà bệnh có những biểu hiện khác nữa, ở các dạng khác nhau thì biểu hiện của nó cũng không giống nhau:

+ Mề đay sắc tố dạng đơn độc:

Đây là dạng thường chỉ xuất hiện ở trong phôi thai, vì thế mà chúng ta khó lòng quan sát được bằng mắt thường.

+ Dạng maculopapular:

Những người bị mề đay sắc tố ở dạng này thường có biểu hiện là các vùng da bị nổi mẩn có màu đỏ nâu, những vùng  bị mẩn đỏ có kích thước nhỏ và có các vạch rõ ràng.

 + Mề đay sắc tố dạng nút:

Bị mề đay dạng nút, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt trên bề mặt trên bề mặt da hoặc trong mô của lớp biểu bì. Những nốt này có thể có màu đỏ, màu hồng hoặc vàng.

+ Dạng telangiectatic:

Các đối tượng bị mề đay sắc tố dạng này thường xuất hiện các nốt ban ngứa mọc dày đặc và có thể kèm theo cả những mụn nước. Những triệu chứng của dạng mề đay này chỉ xuất hiện ở vùng tay và ngực, ít khi xuất hiện ở các vùng khác trên cơ thể và gặp ở người lớn là chủ yếu.

+ Mề đay sắc tố dạng erythrodermic:

Triệu chứng đặc trưng của dạng này là người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác ngứa ngáy tăng lên nhiều, chủ yếu phát ban ở vùng nách, các nốt mẩn ngứa cũng có kích thước lớn nhỏ không giống nhau.

Mặc dù ở những dạng khác nhau thì chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng vì đây là chứng bệnh ngoài da, các triệu chứng cũng thường biểu hiện ra bên ngoài nên rất dễ nhận biết.  Mặc dù chúng không gây nguy hiểm gì cho người bệnh nhưng nó lại gây ra những khó chịu cho người bệnh, làm mất đi tính thẩm mỹ khiến người bệnh mất đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Bệnh mề đay sắc tố có di truyền không?

Mề đay sắc tố là bệnh có yếu tố di truyền
Mề đay sắc tố là bệnh có yếu tố di truyền

Nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng “mề đay sắc tố có khả năng di truyền hay không?” Và thật không may, đây là chứng bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tỉ lệ này chiếm khoảng 20% trong tổng số các ca mắc bệnh.

Điều này có nghĩa là những trường hợp có cha hoặc mẹ đã từng bị mề đay sắc tố thì con cái mà họ sinh ra sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao hơn những người bình thường.

Mề đay sắc tố có thể chữa khỏi dứt điểm được không?

Cũng giống như mề đay thông thường và các chứng bệnh da liễu khác, mề đay sắc tố có thể xuất hiện khi chúng ta ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh.

Tuy nhiên, do đây là chứng bệnh có yếu tố di truyền và liên quan đến cơ địa của mỗi người nên các cách điều trị được áp dụng chỉ có tác dụng chữa được các triệu chứng bệnh một cách nhất thời, không chữa được tận gốc căn nguyên của bệnh, do đó sau một thời gian chữa trị thì chúng có thể tái phát. Tuy nhiên cũng có không ít các trường hợp bị mề đay sắc tố khi còn nhỏ nhưng bệnh lại ngày càng thuyên giảm hoặc bị mất hẳn khi lớn lên.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng mề đay sắc tố. Các bạn có thể tham khảo bài viết này  để hiểu rõ hơn về chứng bệnh từ đó có những biện pháp chữa trị phù hợp.

Có thể bạn muốn xem

Cập nhật lúc 10:05 - 03/10/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Messenger

Tin mới

Trời Nóng Nổi Mẩn Ngứa – Đâu Là Giải Pháp Đánh Bay Bệnh An Toàn?

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Mề Đay? XEM NGAY Những Dấu Hiệu Này

Thông Tin NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT Về Bệnh Mề Đay, Mẩn Ngứa [Xem Ngay]

Dành Cho Bạn: Các Giải Pháp Đẩy Lùi Mề Đay Mẩn Ngứa Tốt Hiện Nay

Mề Đay Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Gợi Ý Cách Khắc Phục An Toàn, Hợp Lý

Chuyên Gia Mách Bạn Cách Khắc Phục Nổi Mề Đay Khi Mang Thai, An Toàn Cho Mẹ Và Bé

[ĐỪNG BỎ LỠ] Bí Quyết “ĐÁNH BAY” Mề Đay Sau Sinh Cực Hay Này Của Mẹ Bỉm Sữa 8X

Mang Thai Và Ở Cữ – Hai Khoảng Thời Gian Bị Mề Đay “ĐEO BÁM” – Và Đây Là Cách Em Xử Lý Dứt Điểm, Mẹ Bỉm Sữa Tham Khảo Nhé

Nổi mề đay mẩn đỏ khi mang thai – Nỗi “Ám Ảnh” thai kỳ hầu như mẹ bầu nào cũng trải qua

Trẻ bị nổi mề đay khiến cha mẹ lo lắng? Bác sĩ chỉ cách xử lý an toàn, phù hợp

Ẩn