Biến chứng của bệnh mề đay – những điều bạn chưa biết
Tuy không phải là một bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những biến chứng của bệnh mề đay về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Ngoài những biến chứng đã được nhắc tới nhiều như chứng phù mạch, khó thở, sốc phản vệ thì những ảnh hưởng khác như bệnh tuyến giáp, lupus, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường tuýp 1,… cũng cần được lưu ý.
Hãy cùng điểm qua một chút về những biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh mề đay mẩn ngứa.
Những biến chứng của bệnh mề đay thường gặp
1. Chứng phù mạch:
Có khoảng 50% số người bị mề đay mãn tính và khoảng 25% số người bị mề đay cấp tính có biểu hiện bị phù mạch. Phù mạch là hiện tượng các mạch máu dưới da bị sưng lên, thường xuất hiện ở mí mắt, đôi khi là trong miệng.
Chứng phù mạch thường khá nghiêm trọng và là hậu quả của hiện tượng tích tụ dịch trong cơ thể. Hiện tượng phù mạch có thể ảnh hưởng tới mọi bộ phận của cơ thể nhưng hay gặp ở mắt, môi, tay, chận và bộ phận sinh dục. Hiện tượng này thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện nghiêm trọng hơn so với phát ban bình thường và thường kéo dài từ 1 – 3 ngày.
Chứng phù mạch có thể kéo theo một số triệu chứng sau:
- Cảm giác bỏng rát hay đau ở khu vực bị phù.
- Sưng phía trong họng, khiến cho không khí vào phổi không được lưu thông tốt dẫn đến khó thở.
- Sưng kết mạc làm giảm tầm nhìn.
Trong một số trường hợp, hiện tượng phù mạch nghiêm trọng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
2. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng/ Sốc phản vệ:
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng liên quan đến tim và phổi. Là một cơ chế phản ứng của cơ thể trước tác nhân mà hệ miễn dịch cho là “nguồn gây bệnh”, ống phế quản bị hẹp sẽ gây khó khăn cho việc hít thở và làm cho huyết áp tụt xuống đôt ngột. Người bệnh có thể bị chóng mặt, ngất hoặc thậm chí là tử vong. Hiện tượng sốc phản vệ thường diễn ra rất đột ngột nên cần được sơ cứu ngay để không gây nguy hiểm đến tính mạng.
3. Suy nhược cơ thể:
Người bệnh mề đay, đặc biệt là những người bị mãn tính thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa thường xuyên và liên tục ngay cả về đêm. Những cơn ngứa khiến cho bệnh nhân không thể ngủ yên. Việc thiếu ngủ thường xuyên và kéo dài này sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược vì không được nghỉ ngơi đầy đủ. Sức đề kháng vì thế cũng yếu đi. Tình trạng này có thể diễn biến trầm trọng hơn và dẫn tới chứng trầm cảm.
4. Nguy cơ nhiễm trùng:
Triệu chứng nổi mề đay thường đi kèm với cảm giác ngứa không dứt, càng gãi càng ngứa. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân thường xuyên gãi tại các vùng bị nổi ban đỏ đến mức gây tổn thương da. Dù như vậy thì cảm giác ngứa vẫn không hết, người bệnh vẫn tiếp tục gãi vào những vị trí cũ khiến cho vết thương không thể lành được.
Trong tình trạng có vết thương hở trên da như vậy, lại cộng thêm yếu tố sức đề kháng bị suy giảm do thiếu ngủ sẽ khiến cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể, gây nhiệm trùng và dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn.
5. Lupus
Có khoảng 10% người bệnh bị lupus sẽ gặp phải hiện tượng nổi mề đay. Các vết mề đay này thường ngứa và mặc dù nhiều người bị phát ban là do dị ứng nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trên 24h thì lúc đó nguyên nhân gây bệnh có khả năng là do lupus.
→ Bạn biết chưa: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì ?
6. Ảnh hưởng đến tinh thần:
Sống chung với chứng bệnh mề đay mãn tính dễ khiến người bệnh cảm thấy chán nản. Với rất nhiều người, bệnh mề đay gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và tâm trạng của họ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 7 người bị mề đay thì có 1 người có vấn đề về tâm lý hay cảm xúc, như là căng thẳng, lo lắng hay tuyệt vọng. Việc này có thể giải thích rằng: việc bị ngứa thường xuyên và liên tục khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, kèm theo hiện tượng mất ngủ triển miên làm cho hệ thần kinh bị suy nhược, dễ khiến cho tính cách của bệnh nhân trở nên nóng nảy hay nhạy cảm hơn.
Ngoài những biến chứng trực tiếp nêu trên, bệnh mề đay cũng có mối quan hệ với một số bệnh khác như: bệnh về tuyến giáp, lupus, hội chứng Sjogren, bệnh Celiac, tiểu đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp,…
7. Bệnh tuyến giáp:
Theo các nhà nghiên cứu Israel, trẻ em mắc bệnh mề đay mãn tính có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp tự miễn và suy tuyến giáp. Nghiên cứu này khẳng định rằng mối quan hệ giữa bệnh nổi mề đay và bệnh tuyến giáp tự miễn đều giống nhau ở cả trẻ em và người trưởng thành.
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh mề đay mãn tính, có mối liên kết với các bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh tuyến giáp khi một số lượng đáng kể các bệnh nhân bị nổi mề đay có mức độ kháng thể antithyroid, mặc dù họ không có biểu hiện cụ thể của bệnh tuyến giáp.
8. Một số biến chứng khác của bệnh mề đay
Nguy cơ bệnh tiểu đường tiến triển nặng là cao hơn đối với những người bị bệnh mề đay mãn tính ở cả 2 giới. Với phụ nữ bị mề đay mãn tính, sự phát triển của hội chứng Sjogren, bệnh Celiac hoặc SLE cao hơn hẳn so với những người không bị bệnh.
Không chỉ đơn giản là một bệnh da liễu, bệnh mề đay mẩn ngứa thật sự ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh dứt điểm ngày thì giai đoạn đầu là giải pháp tốt nhất để có thể phòng tránh được những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
→ Bạn không nên bỏ qua:
Cập nhật lúc 10:03 - 03/10/2021
Đọc song bài viết không ngờ bệnh mề đay lại nguy hiểm như vậy, em bị dị ứng khi ăn hải sản, có khi mấy ngày không khỏi không biết có phải bệnh mề đay không nữa?
Úi bạn ơi bệnh này không đùa được đâu, mình có ông cậu bị mề đay mãn tính chủ quan chữa linh tinh mãi không khỏi, hôm đấy tự nhiên hôm bệnh phát nặng quá, tức ngực khó thở phải đi cấp cứu đấy?
Từ trước tới giờ cũng chẳng ai ngờ bệnh mề đay mẩn ngứa bình thường lại nguy hiểm tới vậy, mình chỉ bị nhẹ lên chắc hơi chủ quan? Kiểu này phải thay đổi suy nghĩ đi chữa bệnh ngay mới được.
Đúng rồi đấy bạn chữa lúc nó mới thì nhanh chứ để nó mãn tính rồi mới chữa vừa ảnh hưởng tới sức khỏe lại chữa lâu hơn người bình thường.
Em bị mề đay mẩn ngứa mấy năm nay rồi, mỗi khi phát bệnh là ngứa vô cùng gãi được chỗ nào hay chỗ ấy, gãi nhiều quá nó bong cả da, chảy máu mãi không liên, loang lổ khắp người.
Bạn bị mề đay mẩn ngứa mà gãi vậy là toi rồi, chưa biết tay bạn sách hay không nhưng gãi đến mức nó chảy máu như vậy làm nhiễm trùng vết thương làm cho chỗ gãi ấy mãi không khỏi là phải?
Nhiều biến chứng như vậy cũng nguy hiểm phết đấy, ngày xưa em chỉ ngỉ mề đay mẩn ngứa cứ tắm ít lá trè xanh, lá khế…. Là khỏi chẳng phải sợ nữa ai dè.
Mọi người cẩn thận nhé em cũng bi tn rồi, đọc bài viết mà thấy sợ luôn không ngờ mình bị mề đay do vậy http://www.benhmedaymanngua.com/di-ung-noi-day-vi-deo-trang-suc-dom.html
Những biện pháp ấy chỉ giảm ngứa thôi chứ cũng chẳng khỏi được lâu dài đâu, hay bị tái phát lắm, chữa không đúng để bệnh nặng hơn thì không biết biến chứng nguy hiểm nào tìm tới nữa.
Mình bị mề đay mấy năm nay, tối nào cũng ngứa không ngủ được, sáng đi làm uể oải chẳng làm được gì, sút mật gần 10kg rồi giờ người như con cá mắm ấy.
Em cũng bị như bác, cứ ăn ít đồ nóng hoặc uống cốc bia y rằng tối ngứa không ngủ được, lắm hôm kiêng hết mà tối đêm vẫn ngứa, ngủ chẳng ngủ được mặt mũi cứ hốc hác ra, đồng nghiệp ai nhìn thấy cũng kêu.
Bị mề đây mà sức khỏe giảm sút vậy dễ bị suy nhược lắm, chẳng may đi đâu hay làm gì tự nhiên yếu quá gục xuống thì toi, gần người nhà gần đông ngiệp còn giúp được chứ chẳng may ngoài đường không quen ai thì phức tạp lắm.
Bị mề đây mà sức khỏe giảm sút vậy dễ bị suy nhược lắm, chẳng may đi đâu hay làm gì tự nhiên yếu quá gục xuống thì toi, gần người nhà gần đông ngiệp còn giúp được chứ chẳng may ngoài đường không quen ai thì phức tạp lắm.
Cái này bác chủ trên tâm lý thật như em là cãi nhau tay đôi với vợ rồi đấy, hì thôi mình phải hiểu cho vợ con tìm cách giải quyết , mà bác phải chữa nhanh không từ nóng này chuyển thành trầm cảm như chơi đấy.
Em bị mề đay mấy năm nay, giờ lan cả lên mặt chữa mãi mà khồn khỏi, giờ đi đâu cũng ngại, mất thẩm mỹ kinh, gãi thì sợ sẹo không gãi thì ngứa dã man luôn
Trước bị mề đay nhẹ cứ đi lấy lá khế với lá trè tắm…. sau nặng rồi cuống cuồng đi mua thuốc tây uống, cứ đỡ song lại tái phát may tóa hôm thay đổi thời tiết ngứa quá không chịu được phải nghỉ làm mấy hôm, may mà có ông đồng nghiệp giới thiệu cho trung tâm thuốc dân tộc chuyên chữa bệnh mề đay, từ hôm lấy thuốc về uống hơn 2 tháng thấy khỏi hẳn luôn, hơn 6 tháng nay không bị tái phát nữa.
mình sau khi bị mề đay 2 tháng có tìm đến Trung Tâm thuốc dân tộc và uống 4 tháng nay, mỗi tháng 2,5tr .1 khoản tiền lớn nhưng vẫn chưa hết.còn ngứa khoảng 10 % nhưng duy trì cả tháng nay chưa dứt điểm đc. sốt ruột!
Bác may mắn thật đấy, em đây tây ta đủ các loại thuốc mà cứ đâu đóng đấy tối đến gãi như ghẻ, vợ con cho ngủ ngoài mấy tháng nay rồi, em định chuyển sang thuốc đông y, thấy trên mạng nhiều bệnh nhân chữa mề đay khỏi từ trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc , nhưng tại chưa có kiến thức và thuốc đông y lên không dám đến.
Bố mẹ em từng chữa đây rồi việc uống thuốc là 1 chuyện nhưng kết hợp với ăn kiêng đồ cay nóng… uống nhiều nước rồi tập luyện thể dục thể thao thì thuốc mới phát huy tác dụng tối đa.
Có bác nó có thông tin bài thuốc của trung tâm thuốc dân tộc này không cho em xin link tham khảo với, em với chồng em bị mề đay mãn tính mấy năm nay rồi giờ xuất hiệu nhiều biến chứng làm em rất lo lắng .
Đây này bạn http://www.benhmedaymanngua.com/chua-benh-di-ung-da-man-ngua.html mình cũng chữa từ bài thuốc này đấy hì bạn lên gọi điện đặt lịch không phải chờ đấy, bệnh nhân ở đây đông lắm.
Mọi người đừng lạm dụng thuốc tây nhiều quá, hay bị nhờn thuốc lắm , thấy không khỏi là phải tìm phương pháp khác ngay chứ để bệnh nặng hơn là nhiều biến chứng nguy hiểm lắm.
Mình bị mề đây 7 tháng nay rồi, hiện tại mỗi lần phát bệnh là ngứa ngáy lắm? lắm lúc khó thở và không ngủ được , không biết bệnh của mình có chữa được không nhỉ?
Mọi người ơi giúp mình với , mình bị nổi mề đay hơn 10 năm nay, cứ ngày nào cũng nổi vài tiếng rồi lại lặn đi không để lại vết gì, mình uống nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, đọc bài thấy nhiều biến chứng nguy hiểm quá lên cũng sợ.
Tôi cũng bị mề đay mấy tháng nay rồi, chơi cả thuốc khan Histamin mà không ăn thua, mỗi lần tái phát là khoảng 20 phút là lại như thường, dạo này mình mất ngủ triền miên khiến cho công việc mọi thứ giảm đi rõ rệt, mình lo không chữa nhanh thì ảnh hướng tới sức khỏe lâu dài lắm.
Mình đang bị tiểu đường tuýp 1 cũng bị song song bệnh mề đay mấy năm nay, mình cũng không biết bệnh mề đay lại làm bệnh tiểu đường của mình đến vậy? không biết giờ điều trị thuốc mề đây có phải ngừng thuốc tiểu đường không nhi?
cháu năm nay mới 19t nhưng thi thoảng vào tầm tối hoặc ban đêm là bị nổi mẩn ngứa. nhất là vùng cổ, lưng, và chán hay bị nổi cục to sưng rất ngứa, bị sưng ở môi mà không rõ nguyên nhân.
Con gái e năm nay 13tuổi cháu bị nỗi mề đay được 2 tháng và đi khám bệnh xét nghiệm máu và uống thuốc theo toa của Bs đc 2 tháng nhưng bệnh tình của cháu k thiên giảm gì hết, xin bs cho e biết giờ e phải làm sao cho con e đây ah, xin cám ơn rất nhiều